Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Bằng Rong Biển

Đây là đề tài khoa học do Tiến sĩ Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu tại Nha Trang, làm chủ đề tài, được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá tốt.
Đề tài đề xuất một số mô hình xử lý nước thải bằng các loại rong biển đối với từng loại ao đìa để đạt hiệu quả nuôi tôm cao nhất như: sử dụng rong câu cước đối với loại ao, đìa có đáy cát hoặc cát pha bùn; rong câu chỉ vàng đối với ao, đìa đáy bùn; rong sụn đối với ao cấp...
Đề tài đã được ứng dụng thực tế tại các ao chứa nước thải tại các khu nuôi tôm sú ở Đồng Bò (Nha Trang), Ba Ngòi (Cam Ranh), kết quả cho thấy, khi những nơi này được xử lý bằng cách trồng các loại rong biển thì hàm lượng những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nước thải nuôi tôm đều giảm từ 60-80%.
Related news

Chuyên trang đồng bằng sông Cửu Long có nhận được thư của ông Trần Văn Phú (xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng.

Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để giúp phân hủy

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống