Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống

Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống
Ngày đăng: 04/01/2012

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ nuôi:

Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m vuông. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m vuông.

Phương pháp thả giống:

Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5 phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 - 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn

05/03/2011
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt

31/07/2011
Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi

24/11/2011
Phòng Trị Bệnh Chung Cho Tôm Phòng Trị Bệnh Chung Cho Tôm

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

03/01/2012
Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nuôi tôm biển là một nghề mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân ĐBSCL. Song những năm gần đây dịch bệnh cho tôm nuôi ở đây đã gây những tổn thất lớn cho nhiều người nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh trên tôm sú nuôi thường xuất hiện vào tháng 2-3 hàng năm. Những bệnh chính xuất hiện trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL gồm cả vi khuẩn (nhóm Vibrio), virus (MBV, WSSV). Chúng xuất hiện trên tất cả các mô hình nuôi: quảng canh, bán thâm canh, "tôm - lúa", nuôi công nghiệp... Tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh trên tôm nuôi trong những năm qua, chủ yếu do mầm bệnh MBV kết hợp với một tác nhân là vi khuẩn gây bệnh.

04/01/2012