Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Xử Lý Nền Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn

Xử Lý Nền Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn
Ngày đăng: 30/08/2013

Hiện nay phong trào nuôi gà thả vườn đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương vì có nhiều lợi ích: chi phí đầu tư không cao do tiết kiệm được nguồn thức ăn, ít tốn công chăm sóc, ít bị dịch bệnh, chất lượng thịt, trứng gà thả vườn cao hơn gà nuôi nhốt nên giá bán cao hơn. Việc xử lí nền chuồng sạch và thông thoáng là một yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, do nuôi nhiều lứa gối nhau trong năm hoặc nuôi liên tục qua nhiều năm mà người nuôi lơ là các biện pháp vệ sinh hoặc khử trùng chuồng trại không đúng kỹ thuật đã tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, lây lan, nhiều khi gây thiệt hại rất lớn, làm chết cả đàn gà.

Xin giới thiệu kinh nghiệm xử lý nền chuồng nuôi gà thả vườn đạt hiệu quả cao để bà con tham khảo, vận dụng. Cách làm như sau:

- Sau khi xuất bán lứa đầu tiên bà con dọn hết lớp phân trên mặt nền cho xuống hố sân đào sẵn phía ngoài chuồng để ủ hoai cùng với các vật liệu khác như vôi bột, chế phẩm sinh học (nấm Tricoderma), phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải sinh hoạt vừa dùng làm phân bón cho cây trồng rất tốt, vừa góp phần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và môi trường xung quanh.

- Dùng cuốc, xẻng xúc hết lớp đất nền chuồng sâu 10cm, tưới nước đều cho ẩm mặt nền khoảng 4-5 ngày, sau đó rải vôi bột trên toàn bộ mặt nền cho vôi ngấm trong 3 ngày nhằm tiêu diệt hết nấm bệnh và vi khuẩn còn tồn lưu trong đất. Dùng cát sạch san đầy mặt nền, tưới đẫm nước 1 lần nữa cho cát nén chặt.

- Rải một lớp chất độn chuồng bằng trấu, hoặc dăm bào dày 5-7cm rồi dùng thuốc sát trùng (Formol 2%) phun điều một lượt xung quanh và toàn bộ mặt nền, để khô khoảng 20 ngày trước khi thả gà và nuôi tiếp. Nếu có điều kiện nên láng mặt nền bằng xi măng sau khi san lại cát sạch vừa dễ làm vệ sinh chuồng trại hàng ngày đồng thời có thể kéo dài thời gian xử lý nên chuồng trong 2-3 năm/lần.

- Toàn bộ nước đất cát ngấm phân và nước tiểu của gà được dọn ra từ mặt nền cần đào hố sâu để xử lý bằng vôi bột và thuốc sát trùng để tránh lây lan nguồn dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Gà Sao Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Sao Sinh Sản

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Đặng Lâm Quốc Bảo, sinh năm 1979 (hiện ở xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, như nuôi nhím, heo rừng, nhưng con vật anh tâm đắc nhất đó là nuôi gà sao sinh sản. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, hoặc nuôi thương phẩm, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất cao, ít bệnh.

29/12/2011
Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Lũ Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Lũ

Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramysovirus là ARN Virus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.

30/12/2011
Ô Bông Ô Bông

Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết

10/03/2012
Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gà Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gà

Bệnh được xác định đầu tiên ở Mĩ năm 1940. Virut VPQTN (Coronavirus) thuộc họ Coronaviridae, có ít nhất 8 tip lưu hành. Virut có trong nước mũi, phân và vỏ trứng bị ô nhiễm. Bệnh nguyên lan truyền qua những hạt bụi nhỏ trong không khí do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua tiếp xúc với gà bệnh, đồ dùng, quần áo của người chăn nuôi.

30/12/2011
Kỹ Thuật Chọn Ngón Gà Chọi Kỹ Thuật Chọn Ngón Gà Chọi

Mỗi chân gà có bốn ngón ba ngón trước thì ngón giữa là ngón chúa, hai bên là ngón nội, ngoại và ngón phía sau tên ngón thới. Các ngón chân phải mạnh suôn, không dị tật, các long đóng đều và hội đủ số vảy cần thiết mới tốt.

10/03/2012