Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm Ở Gà
Bệnh cấp tính do virut, lây lan nhanh ở gà con. Bệnh đặc trưng của đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, dạ dày và ruột.
Bệnh được xác định đầu tiên ở Mĩ năm 1940. Virut VPQTN (Coronavirus) thuộc họ Coronaviridae, có ít nhất 8 tip lưu hành. Virut có trong nước mũi, phân và vỏ trứng bị ô nhiễm. Bệnh nguyên lan truyền qua những hạt bụi nhỏ trong không khí do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua tiếp xúc với gà bệnh, đồ dùng, quần áo của người chăn nuôi. Tỉ lệ mắc bệnh cao, có thể 100%, lây lan nhanh. Gà con ho, chảy nước mũi, thở ran trong 10 - 14 ngày. Tỉ lệ chết thường là 5%.
Trường hợp chủng virut gây viêm thận hoặc bội nhiễm vi khuẩn, tỉ lệ chết cao hơn (tới 60%). Bệnh ở gà đẻ, giảm đẻ trứng 5 - 50%, trứng dị hình, vỏ trứng mỏng, lòng trắng lỏng như nước. Bệnh tích: dịch nhầy trong khí quản và phế quản, túi khí dầy, đục, có trường hợp thận sưng, mầu nhợt nhạt. Không có thuốc chữa đặc hiệu, có thể dùng kháng sinh trị bội nhiễm, làm giảm tỉ lệ chết.
Dùng vacxin nhược độc cho gà con 1 - 14 ngày tuổi bằng cách phun khí dung cho vào nước uống hoặc nhỏ mắt. Thường phải tái chủng. Vacxin vô hoạt được dùng miễn dịch cho gà trứng và gà giống. Do virut VPQTN có nhiều tip, nên cần dùng vacxin với tip đặc hiệu vùng. Ở Việt Nam, bệnh có ở gà nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Khi chuồng trại ẩm thấp, mật độ nuôi đông, kém vệ sinh thì gà rất dễ mắc bệnh, nhất là trong mùa mưa.
Nét đặc biệt nhất của gà cáy củm - giống đặc hữu quý giá của Hà Giang, Cao Bằng - là thịt có mùi hương lúa rất lạ.
Tiến sĩ Keith Bramwell, cố vấn kỹ thuật cao cấp của Công ty Ấp trứng Jamesway, đề cập đến việc cho gà con ăn ngay sau khi nở có lợi cho sự tăng trưởng đồng đều
Yêu cầu đối với các giống gà hướng thịt là phải đạt được chỉ tiêu tăng trọng nhanh; Tỷ lệ thịt đùi, thịt lườn lớn; Tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng
Nuôi gà chậm lớn là vấn đề đáng lo ngại, bởi nó không chỉ làm tốn thức ăn, tăng thời gian nuôi, giảm hiệu quả, mà còn làm tăng chi phí và tỷ lệ gà nhiễm bệnh.