Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An)

Theo nhận định của ngành Nông nghiệp huyện, nguyên nhân gây thiệt hại ở tôm nuôi là do nắng nóng kéo dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Đồng thời, do mực nước trong ao nuôi thấp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Bên cạnh đó, một số bà con thả tôm giống không chất lượng, chưa qua kiểm dịch nên dễ xảy ra dịch bệnh ở tôm nuôi.
Ngành Nông nghiệp huyện đã lấy mẫu tôm bị thiệt hại gửi về trên để xét nghiệm. Đồng thời phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn các xã có tôm nuôi bị thiệt hại. Khuyến cáo nông dân không nên xả nguồn nước bị ô nhiễm ra sông để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan diện rộng…
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.