Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh

Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh
Ngày đăng: 28/10/2012

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.
 
Mô hình gà sao nuôi thử nghiệm lần đầu tiên tại Hà Tĩnh được triển khai tại 8 hộ với số lượng 2.500 con ở 2 xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ). Sự thành công bước đầu của mô hình phản ánh quá trình lựa chọn đối tượng và chuyển giao kỹ thuật cũng như phân công cán bộ bám sát chỉ đạo kịp thời tại các trang trại nuôi thử nghiệm gà sao này.
 
Hộ gia đình chị Phạm Thị Anh ở thôn 10 xã Cẩm Mỹ là người đã có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt với các giống gà. Là một hộ gia đình miền núi, diện tích mặt bằng khá rộng, thoáng mát nên được chọn làm mô hình trình diễn nuôi thí điểm giống gà sao này đã mang lại kết quả rõ rệt. Sau gần 4 tháng chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn, đến nay đàn gà sao 300 con của gia đình chị phát triển rất tốt, tỷ lệ sống trên 95% với trọng lượng bình quân hiện tại là 1,3 kg/con.

Chị Anh cho biết: mặc dù đã nuôi rất nhiều giống gà nhưng khi nhận nuôi gà sao cũng rất bỡ ngỡ lo lắng, nhưng tin tưởng vào sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông và với tinh thần mạnh dạn dám làm chị đã quyết tâm. Và sự quyết tâm đó đã không phụ lòng chị cho kết quả khả quan. Theo chị gà sao là giống dễ nuôi, ăn tạp, thức ăn dễ kiếm từ sản xuất nông nghiệp như: lúa, bắp, rau, cỏ, thân cây chuối rẻ tiền và khả năng chống chịu bệnh tật rất tốt.
 
Đến thời điểm này, sau 4 tháng nuôi, kết quả từ các mô hình trình diễn nuôi gà sao đã cho thấy tỷ lệ sống của đàn gà cao trên 93%, trọng lượng bình quân là 1,3 kg/con cá biệt có nhiều con đạt 1,7 kg/con. Theo tính toán sơ bộ, trừ chi phí, nếu 1 hộ nuôi 300 con/lứa, sau 120 ngày nuôi cho lãi trên 13 triệu đồng.
 
Tại cuộc hội thảo các đại biểu và các hộ nuôi đều thống nhất đánh giá nuôi gà sao là một triển vọng lớn cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới để đạt được kết quả tốt bền vững cần lưu ý một số điểm sau: Là gà có nguồn gốc hoang dã, khá nhút nhát, rất nhạy cảm với người, bay cao nên dễ bay mất. Gà sao có chân nhỏ, xương gòn hơn so với gà thường nuôi khác, trong quá trình vận chuyển từ xa về dễ bị choại chân. Khi có tác động bên ngoài gà thường hoảng loạn, dồn đè lên nhau dẫn đến con yếu, con bị choại chân thì bị đè chết. Gà nhà thường nuôi nhiều lứa nên khả năng lây bệnh sang gà sao rất lớn.
 
Trên thị trường thực phẩm hiện nay, gà sao vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng. Vì thế, sau sự thành công của mô hình nuôi thử nghiệm thì khâu tuyên truyền quảng bá và tiêu thụ sản phẩm về loại gà này là vấn đề then chốt để phát triển và nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Biển Ở Nghĩa Hưng (Nam Định) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Biển Ở Nghĩa Hưng (Nam Định)

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

09/02/2013
Nghề Nuôi Lươn Đã Thật Sự Giúp Giảm Nghèo Nghề Nuôi Lươn Đã Thật Sự Giúp Giảm Nghèo

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

17/02/2013
Ngày Đầu Thu Mua Lúa, Gạo Tạm Trữ - Giá Lúa Nhích Dần Lên Ngày Đầu Thu Mua Lúa, Gạo Tạm Trữ - Giá Lúa Nhích Dần Lên

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.

22/02/2013
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Theo Mô Hình Mới Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Theo Mô Hình Mới

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.

27/02/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cá Tai Tượng Thoát Nghèo Nhờ Cá Tai Tượng

Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.

05/03/2013