Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hơn 20 bằng khen của bộ, ngành NNPTNT; các viện, trường và UBND tỉnh cho hàng loạt nghiên cứu khảo nghiệm giống lúa của tổ nhân giống lúa ấp Láng Giài (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) trong 13 năm qua là sự ghi nhận những nỗ lực lớn của nông dân trong ấp.
Thành tích này phải kể đến vai trò chủ đạo của ông Phạm Văn Lạc (76 tuổi, thường gọi là ông Tám Lạc)- chủ nhiệm tổ nhân giống lúa (TNG) của ấp. Ông Tám Lạc là người đã kiến tạo mô hình TNG này, mà nếu được nhân rộng sẽ giúp nhà nông có khả năng tự lực giống lúa tốt cho sản xuất, trong bất cứ mùa vụ nào.
Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hàng năm, qua TNG, nông dân trong ấp tự sản xuất hơn 100 tấn giống cung cấp cho gần 1.000ha gieo trồng. Song song đó, mỗi năm, tổ còn đứng ra ký hợp đồng với Viện Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác ĐBSCL (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) và Trung tâm Giống tỉnh, tiến hành khảo nghiệm giống cho các cơ quan nghiên cứu này.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Cúc (Đại học Cần Thơ) cho biết, mấy niên vụ qua, TNG ấp Láng Giài đã khảo nghiệm 28 tổ hợp lai cho Trung tâm Giống tỉnh, cộng dồn đã có 107 tổ hợp lai cho cả viện, trường, trung tâm. “Đặc biệt, từ năm 2009, TNG đã chọn tạo ra 3 giống mới (BL 17, BL29 và BL 46), có nhiều đặc tính rất tốt, như ngon cơm, kháng bệnh đạo ôn,… và đã lập thủ tục xin cấp chứng nhận giống quốc gia” - Ths Cúc nói.
Kỹ sư Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu nhấn mạnh: “Giống luôn là yếu tố tiên quyết trong sản xuất. Tự lực về giống sẽ chủ động sản xuất trong mọi thời vụ. Chính vì thế mô hình TNG ấp Láng Giài đang được sở khuyến khích nhân rộng mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.