Lợi ích lớn từ mô hình 3 giảm, 3 tăng
Giảm chi phí, nâng hiệu quả
Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, diện tích lúa mỗi năm của tỉnh Hậu Giang là trên 200.000ha.
Áp dụng biện pháp sạ hàng giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Theo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, dự án 3 giảm 3 tăng do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai được thực hiện tại Hậu Giang từ năm 2014. Vào vụ hè thu năm 2015, dự án được thực hiện quy mô 60ha, với 78 hộ tham gia tại huyện Châu Thành A và thị xã Long Mỹ.
Trong năm 2016 tới sẽ tiếp tục thực hiện ở vụ đông xuân.
“Các hộ ND được chọn tham gia dự án là những hộ tự nguyện tham gia mô hình, cam kết tích cực tham gia hội thảo và hướng dẫn ND khác nhân rộng mô hình, có khả năng thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo mô hình.
Sau khi thống nhất chọn được các hộ tham gia dự án, các trạm khuyến nông cấp huyện sẽ ký hợp đồng trình diễn với đại diện của hộ để thực hiện dự án này” – ông Nguyễn Văn Thống – Trưởng trạm Khuyến nông khuyến ngư thị xã Long Mỹ cho biết.
Ông Trần Văn Hai ngụ ấp 8, xã Thuận Hưng, thị xã Long Mỹ, chia sẻ:
“Với diện tích 1,5ha của gia đình, khi tham gia mô hình tôi sử dụng giống OM 5451 cấp xác nhận 1 và chỉ sử dụng 100kg giống/ha, giảm 75kg/ha so với trước đây.
Ngoài ra tôi còn được hướng dẫn phun thuốc bảo vệ thực vật 3 lần (phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần và sâu cuốn lá 1 lần), giảm 2-3 lần phun thuốc trên vụ.
Cuối vụ thu hoạch lúa tươi đạt 7,8 tấn/ha, thu được hơn 35 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi gần 20 triệu đồng/ha”.
Do được bón phân đúng theo quy trình canh tác, liều lượng phân cân đối nên lúa phát triển tốt. Năng suất tăng 200kg/ha lúa tươi, chất lượng sản phẩm đạt theo yêu cầu không có dư lượng, từ đó có thể cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước, góp phần tăng lợi nhuận.
Chi phí sản xuất trong dự án thấp hơn so với ngoài dự án, lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình khoảng 20%.
Trang bị kiến thức cho ND
Vào vụ hè thu năm 2015, dự án 3 giảm 3 tăng được thực hiện quy mô 60ha, với 78 hộ tham gia tại huyện Châu Thành A và thị xã Long Mỹ. Trong năm 2016 tới sẽ tiếp tục thực hiện ở vụ đông xuân.
Ngoài việc góp phần giúp ND giảm chi phí trong sản xuất lúa, nhất là trong thời kỳ giá cả giống lúa, vật tư tăng cao như hiện nay, dự án còn tạo cho bà con có thói quen ghi chép sổ sách trong quá trình sản xuất, giúp bà con tự hạch toán chi phí sản xuất của mình.
Bên cạnh đó, việc giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng bón đạm, áp dụng tưới nước ngập khô xen kẽ góp phần giảm phát thải đáng kể lượng khí nhà kính trong sản xuất lúa, đồng thời áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM giúp cho môi trường sinh thái đồng ruộng, hệ động thực vật từng bước được bảo vệ, đảm bảo sức khoẻ cho người trồng lúa.
Ông Bành Đức Tín – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, nhận định:
ND tham gia còn được trang bị thêm kiến thức về kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới góp phần giảm chi phí trong quá trình canh tác.
Sản phẩm của bà con ND làm ra sẽ đáp ứng theo nhu cầu thị trường hiện nay, nhất là các giống lúa có chất lượng gạo ngon, tỷ lệ gạo nguyên cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Cũng theo ông Tín, người ND thường lo ngại kỹ thuật mới làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập của họ, vì vậy cần tuyên truyền cho ND hiểu được việc gieo sạ thưa không làm giảm năng suất mà năng suất còn tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
Tại Bến Tre, hàng loạt vườn ca cao xen dừa đang bị nấm Phytophthora palmivora và bọ xít muỗi tấn công làm hư trái, chết cây. Nấm bệnh còn lan sang cả vườn dừa gây rụng trái non hàng loạt
Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.
Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.