Giá thành tôm Việt Nam cao hơn các nước

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản Thuận Phước, cho biết thông thường Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ vào tháng 11 năm trước và chậm nhất đến tháng 6 năm sau công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính (POR), lộ trình công bố này giúp doanh nghiệp dễ lập kế hoạch kinh doanh và đàm phán giá với đối tác.
Nhưng năm nay, đến tháng 4.2015 DOC mới công bố kết quả sơ bộ và tháng 9 vừa qua mới công bố POR9, những hợp đồng trong 2015 đã ký hết, các doanh nghiệp đã gần như hoàn tất việc xuất hàng vào Mỹ trong năm nay, mùa tôm đã hết.
Những đơn hàng đi Mỹ chuẩn bị cho mùa Noel sắp tới đều đã ký hợp đồng từ 1 - 2 tháng trước, giao hàng vào tháng 9 - 10. Còn theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), mức giảm thuế rất nhỏ, chỉ 0,02% không đáng bao nhiêu trong giá thành con tôm.
Yếu tố quan trọng nhất là giá thành con tôm của các nước xuất khẩu khác rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Giá tôm thành phẩm của Việt Nam là 80.000 đồng/kg, trong khi tôm Ấn Độ chỉ 50.000 đồng/kg, khiến tôm Ấn Độ vào thị trường Mỹ rẻ hơn tôm Việt Nam từ 2 - 3 USD/kg.
Lý do lớn nhất khiến giá thành con tôm của Việt Nam đang cao hơn các nước, vì 100% thức ăn cho tôm là do doanh nghiệp nước ngoài nhập về chế biến và cung cấp, ở mức giá 35.000 đồng/kg từ đầu năm đến nay không giảm, trong khi giá trên thế giới thấp hơn nhiều.
Các doanh nghiệp xuất khẩu còn đang lo trước việc tiền đồng phá giá, sắp tới thức ăn gia súc sẽ tăng lại làm gánh nặng chi phí tăng thêm. Một lý do quan trọng khác khiến giá thành tôm Việt Nam cao hơn các nước xuất khẩu khác là chi phí vận chuyển quá đắt đỏ, từ Đà Nẵng vào TP.HCM đắt gấp 2 lần từ Đà Nẵng đi cảng Yokohama, Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…