Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo đặc sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo đặc sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Publish date: Tuesday. May 26th, 2015

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu chung của đề án này là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Với đề án này, phấn đấu đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Theo đề án này, đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu sẽ phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.

Để đạt được những mục tiêu trên, đề án sẽ thực hiện nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu gạo Việt Nam; phát triển thương hiệu gạo quốc gia; phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương; phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo...

Cụ thể, đề án sẽ tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam đến doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo đạt các tiêu chí thương hiệu gạo quốc gia.

Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia trong xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạo cũng nằm trong đề án này.

Đề án này có thể được xem là một bước đi mới trong việc xây dựng thương hiệu hạt gao Việt Nam trên thị trường quốc tế dù trong nhiều năm qua Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Việt Nam luôn trong “top 3” xuất khẩu gạo trong suốt hơn một phần tư thế kỷ qua với 7 - 8 triệu tấn gạo xuất khẩu/năm, chiếm hơn 20% thị phần xuất khẩu gạo thế giới.

Mặc dù vậy, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu gạo mạnh. Nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu chỉ mang tên gọi chung là gạo 5%, 25% tấm. Nhiều khi gạo Việt vẫn còn phải “mặc áo” các loại gạo nước ngoài...

Mặt khác, đề án cũng cho thấy một nỗ lực mới của Chính phủ trong việc phát triển thị trường xuất khẩu khi năm ngoái xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam bị giảm so với năm trước đó và dự báo tình hình xuất khẩu năm nay vẫn tiếp tục khó khăn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 18-12-2014 cả nước đã xuất khẩu khoảng 5,96 triệu tấn gạo, giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả năm 2013.

Sang năm 2015, tình hình xuất khẩu gạo dự báo sẽ tiếp tục khó khăn do bị cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan. Ấn Độ và Pakistan cũng đang giảm giá mạnh đối với phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp để cạnh tranh với Việt Nam.


Related news

Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô Atisô Rớt Giá Đà Lạt Giữ Diện Tích Trồng Atisô

Anh Lê Quang Anh, một nông dân trồng Atisô ở Thái Phiên cho biết, atisô chỉ được giá vào tháng 6, tháng 7 (mùa nghịch). Còn lại, giá cao nhất dịp trước Tết cũng chỉ đạt 50.000 đ/kg. Hiện giá atisô đang xuống và sẽ còn xuống nữa. Do vậy nhà vườn chỉ thu hoạch atisô khô cung cấp thị trường dược liệu. Hiện giá bông atisô khô bán được 300.000 đ/kg. Để có 1 kg bông atisô khô phải cần 7 kg atisô tươi.

Thursday. March 6th, 2014
Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu Chăn Nuôi Khó Phục Hồi Do Sức Mua Quá Yếu

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN- PTNT ngày 4/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi bày tỏ lo ngại trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành chăn nuôi khó có thể phục hồi do sức mua của thị trường quá yếu…

Thursday. March 6th, 2014
Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

Thursday. March 6th, 2014
Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

Thursday. March 6th, 2014
Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Thursday. March 6th, 2014