Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp
Thông qua việc ký kết tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm động lực tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo Biên bản thỏa thuận, tất cả các khách hàng đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu mua máy móc, thiết bị mới thuộc danh mục chủng loại máy móc thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ ban hành kèm theo thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ NN&PTNT được vay tối đa bằng 100% giá trị máy móc, thiết bị với mức lãi suất theo quy định của Agribank Việt Nam trong từng thời kỳ. Khách hàng mua máy gặt đập liên hợp có nhãn hiệu KUBOTA do Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông làm đại lý tại Thanh Hóa có nhu cầu vay vốn đều được các chi nhánh Agribank cơ sở thẩm định cho vay hỗ trợ lãi suất.
Thông qua việc ký kết giữa Agribank Thanh Hóa với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị nhằm hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, đã góp phần hỗ trợ người nông dân phát triển hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời song.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phương (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) vào một buổi trưa nắng nóng. Ngồi trong chòi nhỏ bên hiên nhà, xung quanh rộn tiếng gà, vịt, tiếng cây lá xào xạc mát rượi, cùng nhâm nhi tách trà và lắng nghe ông Phương-bằng chất giọng Bình Định rắn rỏi, chậm rãi kể về mình…
Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thủy sản (CNTS) trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Đặc biệt, với tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước CNTS, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nghề CNTS phát triển theo hướng bền vững.
Những cánh đồng lúa mùa ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đang vào mùa gặt, thế nhưng nhiều hộ gia đình trong xã không khỏi lo lắng khi nhiều diện tích lúa có khả năng bị mất trắng hoặc giảm năng suất đáng kể do rầy nâu gây hại và ngập úng do mưa lớn và gió giật ảnh hưởng từ hoàn lưu Bão số 3 trong ngày 17, 18.9 vừa qua.
Ngoài việc được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, chè Độ Khoa còn vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sản phẩm của tỉnh được gửi đi tham dự bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực sẽ được tổ chức tại Lào Cai tới đây.
Sở hữu trên 4,4 nghìn ha chè, trên 3,2 nghìn ha cho thu hoạch, sản lượng chè búp tươi hàng năm trên 12 nghìn tấn... nhưng sản phẩm chè Hoàng Su Phì chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Và giấc mơ một thương hiệu thống nhất cho dòng sản phẩm độc đáo của mảnh đất cửa ngõ miền Tây không biết bao giờ mới thành hiện thực!