Xây Dựng Thành Công Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Thu Đông Trên Cát
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có khả năng thích ứng môi trường rộng và nhanh lớn, được nuôi bán thâm canh ở Hà Tĩnh; tôm phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong nuôi tôm vụ thu đông, thời tiết khắc nghiệt (mưa lũ thường xuyên, rét đậm, rét hại kéo dài..), ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của tôm, vì vậy người dân Hà Tĩnh chỉ có thể nuôi tôm thẻ chân trắng 1-2 vụ/năm.
Từ những thực trạng đó, Hà Tĩnh đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng vụ thu - đông trên vùng cát tại Hà Tĩnh” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015”, do Công ty Cổ phần Báo Sơn chủ trì thực hiện.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã tiếp nhận được 4 quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt vụ thu đông từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III như: Kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, quy trình chăm sóc và quản lý, phòng trừ dịch bệnh và thu hoạch. Thành công mô hình triển khai, với 3ha nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên ao cát vụ thu đông của năm 2011 và 2012 đạt năng suất 15tấn/ha vượt chỉ tiêu đề ra 12 tấn/ha, lợi nhuận trên 1,2 tỷ đồng/ha.
Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã đề ra. Với quy mô 3ha của dự án đến nay đã nhân rộng gần 450 ha nuôi tôm vụ thu đông bằng ao lót bạt thu lãi 3-4 tỷ đồng/ha/năm.
Dự án đã xây dựng được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ thu đông trên vùng cát đạt hiệu quả kinh tế cao, vì vậy khả năng triển khai nhân rộng vào thực tế sản xuất rất lớn, góp phần giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi tôm thu đông trên ao cát lót bạt, chuyển thời vụ nuôi tôm từ 1 vụ/năm lên nuôi 2- 3 vụ/năm, nâng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Hiệu quả của dự án không chỉ giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn “đánh thức” tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền; giúp người nông dân "né tránh" những bất thuận của thời tiết, góp phần xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng cho người dân.
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, có 6/12 huyện, thành phố tiếp giáp biển. Có 56/262 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có 7.261 ha có khả năng phát triển NTTS mặn, lợ, nhất là nuôi tôm trên cát cho hiệu quả kinh tế cao.
Related news
Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…
Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.
Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?
Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.