Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp thị xã Sơn Tây luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3 – 5%, năng suất cây trồng ngày càng được nâng cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, thị xã đã chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó phát triển diện tích rau an toàn tập trung quy mô 20ha tại phường Viên Sơn theo tiêu chuẩn VietGAP và 60ha rau an toàn diện rộng tại các xã, phường. Về chăn nuôi, thị xã đang tập trung phát triển đàn gà Mía và đăng ký nhãn hiệu gà Mía Sơn Tây.
Năm 2014 thị xã hỗ trợ nông dân các xã, phường 30.000 con gà Mía giống với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, triển khai mô hình nuôi thử nghiệm lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, nuôi lợn rừng, nhím, thỏ cho hiệu quả kinh tế cao… Về xây dựng nông thôn mới, đến nay thị xã Sơn Tây đã có xã Sơn Đông đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2015 có thêm hai xã Đường Lâm và Thanh Mỹ về đích.
Theo ông Đặng Vũ Nhật Thăng – Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, một trong những vấn đề đáng lo ngại trên địa bàn là hành lang an toàn hệ thống đê, kè bị đe dọa. Trên địa bàn thị xã có 5,4km đê hữu Hồng đi qua 4 xã, phường đã được bê tông hóa mặt đê. Tuy nhiên, nền đê từ K30+800 – K32 có địa chất xấu, độ sâu từ 8 – 15m là tầng cát mịn, không ổn định, dễ sinh hiện tượng mạch sủi khi có lũ từ báo động 1 trở lên. Về hệ thống kè, tuyến kè 5,4km đã được gia cố thả đá hộc phần chân. Tuy nhiên, hiện nay phần mái kè chưa được gia cố, vẫn là mái đất nên thường xuyên bị sạt lở, ảnh hưởng đến an toàn của các nhà dân trong khu vực.
Đặc biệt, trạm bơm tưới Phù Sa được xây dựng từ năm 1928 tại phường Viên Sơn, có nhiệm vụ tưới cho 10.150ha tại các huyện, thị xã: Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất và Quốc Oai. Hiện nay về mùa khô, trạm bơm không hoạt động được do mực nước sông Hồng xuống quá thấp. Nhiều công trình thủy lợi khác cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại buổi làm việc, lãnh đạo thị xã Sơn Tây đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ vốn cho TP, thị xã Sơn Tây nâng cấp cải tạo kè Sơn Tây, kiên cố hóa tuyến thoát lũ hạ du tràn xả lũ Ngải Sơn, hồ Đồng Mô… Đồng thời chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghệ cao trên địa bàn thị xã.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của thị xã Sơn Tây trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Bộ trưởng đề nghị thị xã tập trung vào thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, cần đẩy mạnh sang chăn nuôi gà Mía – vật nuôi có thế mạnh trên địa bàn theo hướng xây dựng các vùng nông thôn của thị xã Sơn Tây thành vùng chăn nuôi gà Mía cao sản. Về các kiến nghị của thị xã Sơn Tây liên quan đến nâng cấp hệ thống đê, kè, Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Tổng cục Thủy lợi, Vụ Kế hoạch của Bộ rà soát, làm rõ nguồn vốn, làm việc với các đối tác để có nguồn tài trợ cho địa phương.
Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Sơn Đông và kiểm tra hệ thống đê, kè trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Đồng thời Bộ trưởng cũng trồng cây lưu niệm tại Thành cổ Sơn Tây.
Có thể bạn quan tâm

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.

Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.

Mấy ngày qua, nhiều ngư dân ở khu vực ven biển Bạc Liêu (từ phường Nhà Mát TP. Bạc Liêu đến thị trấn Gành Hào - huyện Đông Hải) trúng đậm con ruốc.

Chúng tôi về Tân Lộc Đông - xã nuôi tôm sú đầu tiên của vùng ngọt hóa huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tới địa bàn ấp 4 rồi qua ấp 6, tiếng máy dầu ình ịch vang đều khắp xóm. Lê Văn Hồng - cán bộ xã đi cùng nói, đó là động cơ sử dụng nhiên liệu để hộ nuôi công nghiệp chạy quạt nước tạo ô xy cho đầm tôm. Nhiều hộ bỗng giàu lên cũng nhờ nuôi thứ ấy.

Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã tích luỹ được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11, cấp 12. Hiện gia đình có 30 ô lồng nuôi cá.