Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp thị xã Sơn Tây luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3 – 5%, năng suất cây trồng ngày càng được nâng cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, thị xã đã chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó phát triển diện tích rau an toàn tập trung quy mô 20ha tại phường Viên Sơn theo tiêu chuẩn VietGAP và 60ha rau an toàn diện rộng tại các xã, phường. Về chăn nuôi, thị xã đang tập trung phát triển đàn gà Mía và đăng ký nhãn hiệu gà Mía Sơn Tây.
Năm 2014 thị xã hỗ trợ nông dân các xã, phường 30.000 con gà Mía giống với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, triển khai mô hình nuôi thử nghiệm lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, nuôi lợn rừng, nhím, thỏ cho hiệu quả kinh tế cao… Về xây dựng nông thôn mới, đến nay thị xã Sơn Tây đã có xã Sơn Đông đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2015 có thêm hai xã Đường Lâm và Thanh Mỹ về đích.
Theo ông Đặng Vũ Nhật Thăng – Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, một trong những vấn đề đáng lo ngại trên địa bàn là hành lang an toàn hệ thống đê, kè bị đe dọa. Trên địa bàn thị xã có 5,4km đê hữu Hồng đi qua 4 xã, phường đã được bê tông hóa mặt đê. Tuy nhiên, nền đê từ K30+800 – K32 có địa chất xấu, độ sâu từ 8 – 15m là tầng cát mịn, không ổn định, dễ sinh hiện tượng mạch sủi khi có lũ từ báo động 1 trở lên. Về hệ thống kè, tuyến kè 5,4km đã được gia cố thả đá hộc phần chân. Tuy nhiên, hiện nay phần mái kè chưa được gia cố, vẫn là mái đất nên thường xuyên bị sạt lở, ảnh hưởng đến an toàn của các nhà dân trong khu vực.
Đặc biệt, trạm bơm tưới Phù Sa được xây dựng từ năm 1928 tại phường Viên Sơn, có nhiệm vụ tưới cho 10.150ha tại các huyện, thị xã: Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất và Quốc Oai. Hiện nay về mùa khô, trạm bơm không hoạt động được do mực nước sông Hồng xuống quá thấp. Nhiều công trình thủy lợi khác cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại buổi làm việc, lãnh đạo thị xã Sơn Tây đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ vốn cho TP, thị xã Sơn Tây nâng cấp cải tạo kè Sơn Tây, kiên cố hóa tuyến thoát lũ hạ du tràn xả lũ Ngải Sơn, hồ Đồng Mô… Đồng thời chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghệ cao trên địa bàn thị xã.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của thị xã Sơn Tây trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Bộ trưởng đề nghị thị xã tập trung vào thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, cần đẩy mạnh sang chăn nuôi gà Mía – vật nuôi có thế mạnh trên địa bàn theo hướng xây dựng các vùng nông thôn của thị xã Sơn Tây thành vùng chăn nuôi gà Mía cao sản. Về các kiến nghị của thị xã Sơn Tây liên quan đến nâng cấp hệ thống đê, kè, Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Tổng cục Thủy lợi, Vụ Kế hoạch của Bộ rà soát, làm rõ nguồn vốn, làm việc với các đối tác để có nguồn tài trợ cho địa phương.
Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Sơn Đông và kiểm tra hệ thống đê, kè trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Đồng thời Bộ trưởng cũng trồng cây lưu niệm tại Thành cổ Sơn Tây.
Related news
Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...
Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.
Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…
Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.
Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.