Giá cá điêu hồng nuôi bè tăng
Cá điêu hồng nuôi bè tại huyện Cao Lãnh
Theo nhiều chủ lồng bè nuôi cá điêu hồng thuộc xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, cùng kỳ năm 2014, người nuôi cá điêu hồng gặp nhiều khó khăn do giá cá thường xuyên ở mức thấp, nhiều hộ không cầm cự được phải treo bè.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá cá tăng trở lại và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng cao khiến người nuôi rất phấn khởi.
Ông Lê Minh Pha - chủ bè nuôi cá thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Thạnh cho biết: “Hiện cá điêu hồng thương phẩm được mua tại bè giá tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Giá cá mang đi phân phối tại chợ đầu mối Bình Điền (TP.Hồ Chí Minh) là 36.000 - 36.500 đồng/kg.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ thời điểm hiện tại cũng tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
Thời điểm hiện tại cá điêu hồng đang tiêu thụ tốt tại thị trường các tỉnh miền Đông.
Năm nay, chi phí cho 1kg cá từ lúc thả nuôi đến thu hoạch khoảng 31.000 đồng, với mức giá hiện tại người nuôi có thể lời từ 4.000 - 5.000 đồng/kg”.
Theo ghi nhận, nguyên dân giá cá điêu hồng tăng là do thời gian dài trước đây giá cá xuống thấp, người nuôi bị thua lỗ nên không dám thả nuôi nhiều khiến thị trường thiếu nguồn cung.
Song song đó, mực nước năm nay thấp cũng làm giảm đi số lượng lớn cá thiên nhiên nên cá điêu hồng nuôi bè được giá.
Nhiều chủ bè nuôi cá nhận định, con nước lũ thấp không ảnh hưởng nhiều tới năng suất cá điêu hồng nuôi bè.
Thời điểm hiện tại, việc thu hoạch cá điêu hồng tăng so với năm trước.
Năng suất cá khoảng 10 - 12 tấn/bè (loại bè 6x12m), tăng khoảng 5% so với năm trước.
Ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã cá điêu hồng Bình Thạnh chia sẻ: “Giá cá điêu hồng nuôi bè giữ mức 34.000 - 35.000 đồng/kg kéo dài trong khoảng 3 - 4 tháng gần đây.
Tuy nhiên, người nuôi cá điêu hồng vẫn đang lo lắng là khi vào vụ lúa, hệ thống sông ở xung quanh khu vực nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, khiến nguồn nước nuôi bị ô nhiễm”.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.
Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.
Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.
Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.
Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.