Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng NTM ở Ninh Lai phát huy tốt tình làng xóm

Xây dựng NTM ở Ninh Lai phát huy tốt tình làng xóm
Ngày đăng: 04/10/2015

100% đường giao thông của xã Ninh Lai đều được bê tông hoá.

Ninh Lai là xã có đông đồng bào dân dộc thiểu số, với trên 2.000 khẩu, cư dân sinh sống lâu đời nên quan hệ làng xóm rất gắn kết. Điều đó đã tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến xây dựng NTM tại địa bàn.

Ông Trương Viết Hùng – Bí thư Đảng uỷ xã Ninh Lai chia sẻ:

“Ngày ra quân làm NTM, riêng tại trụ sở xã đã tập trung được cả nghìn người, mỗi hộ đều có 1 người đến tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm. Chính chúng tôi cũng cảm thấy ấn tượng vì mới phổ biến cho các trưởng thôn mà đã huy động được nhiều người đến vậy”.

Đặc biệt, trong quá trình vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, Đảng uỷ và chính quyền xã Ninh Lai xác định không tạo gánh nặng cho dân, vì thế xã để người dân tự nguyện đóng góp, xã không đứng ra thu.

Toàn bộ công trình giao thông đều do người dân tự họp với nhau để bàn bạc và thi công, Nhà nước chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng/km.

“Chúng tôi cũng không giao chỉ tiêu cho các thôn mà chỉ khích lệ các thôn tự thi đua với nhau, từ làm đường tới lao động sản xuất. Từ đó tạo ra phong trào thi đua rộn ràng ở khắp các thôn, xóm” – ông Hùng cho hay.

Cũng theo chia sẻ của ông Hùng, hầu hết diện tích đất của xã thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo nên đất canh tác rất ít. Mấy năm trước, số hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ rất lớn.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã đã vận động nhân dân chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó chủ yếu là nuôi lợn.

“Hiện với 600 tấn lợn xuất bán/tháng, tính ra mỗi ngày người dân ở đây sản xuất được 20 tấn lợn, tiêu thụ 1.500 tấn cám/ngày. Nhờ chăn nuôi lợn mà nhiều hộ đã có thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/năm - điều tưởng như là mơ so với chục năm trước đây” – ông Hùng nói.

Có hướng đi đúng đắn, người dân nỗ lực vươn lên nên đến giữa năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 8,8%. “Xã chúng tôi khác với nhiều nơi là từ cán bộ đến người dân đều không có tệ nạn cờ bạc.

An ninh trật tự cực kỳ tốt, vì người dân tự nhắc nhở lẫn nhau, chăm chỉ phấn đấu làm ăn. Đặc biệt cán bộ phải làm gương cho dân, tự điều chỉnh mình” – ông Hùng nói.


Có thể bạn quan tâm

Bến Tre Niềm Vui Quê Biển Bến Tre Niềm Vui Quê Biển

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

20/01/2014
"Đồng Cá" Cẩm Khê

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

20/01/2014
Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

20/01/2014
Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

20/01/2014
Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

20/01/2014