Châu Thành (Đồng Tháp) Mở Rộng Vùng Quy Hoạch Nuôi Cá Lồng Bè
Vừa qua, đoàn liên ngành tỉnh Đồng Tháp gồm Sở Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Thủy sản và Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 15 đã đến khảo sát thực tế vùng quy hoạch mở rộng khu vực nuôi cá lồng bè tại huyện Châu Thành.
Hiện nay, theo nhu cầu phát triển vùng nuôi thủy sản lồng bè của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn, huyện Châu Thành đã kiến nghị ngành chức năng tỉnh quy hoạch cho huyện phát triển mở rộng khu vực nuôi cá lồng bè, đoạn sông Tiền từ vàm Hội Xuân đến đoạn cuối cồn An Hòa giáp ranh tỉnh Vĩnh Long chiều dài khoảng 4.000m, thuộc địa bàn xã An Nhơn.
Qua khảo sát thực tế, Đoàn cơ bản thống nhất với huyện về việc mở rộng vùng quy hoạch nuôi cá lồng bè, trong đó khu vực lồng bè cần cách bờ khoảng 100m, bố trí lồng bè trong 100m tiếp theo, chia làm nhiều cụm, đồng thời bố trí lồng bè không ảnh hưởng đến vùng nuôi cá tra và luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa... Đoàn ghi nhận các vấn đề cần thiết để tham mưu tỉnh tiếp tục quy hoạch phát triển vùng nuôi cá lồng bè theo kiến nghị của huyện Châu Thành.
Được biết, huyện Châu Thành đã được tỉnh quy hoạch vùng nuôi cá lồng bè đoạn sông Tiền từ vàm Xẻo Mây đến vàm Hội Xuân có chiều dài khoảng 1.400m, khu vực này đã phát triển trên 150 lồng bè nuôi cá điêu hồng và cá rô phi đạt hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.
Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…
Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.