Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chanh Không Hạt Cho Trái Quanh Năm

Trồng Chanh Không Hạt Cho Trái Quanh Năm
Ngày đăng: 07/08/2013

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Về chất lượng, chanh không hạt được nhiều người ưu chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Ưu điểm nổi bật của chanh không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.

Về kỹ thuật trồng và bón phân: Chanh có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 - 10. Thường được lên liếp cao trên ruộng rồi đào hố để trồng. Hố có chiều rộng từ 60 - 80cm, chiều sâu tùy thuộc vào mực nước ngầm và điều kiện đồng ruộng. Trên đất bờ cao, đất đồi sâu từ 60 - 80cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 - 40cm. Trồng theo hàng hoặc nanh sấu, cây cách cây 3m x 3m hoặc 3m x 4m.

Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.

Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh không hạt dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.

Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

Chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm sóc, tỉa cành cho cây thường xuyên. Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh sương mai hại khoai tây sớm Bệnh sương mai hại khoai tây sớm

Bệnh sương mai đang phát sinh gây hại cây khoai tây vụ đông sớm. Vết bệnh có màu đen.

18/11/2015
Nuôi dê trên thuyền Nuôi dê trên thuyền

Thoạt nghe chuyện nuôi dê trên thuyền như là chuyện…bịa, chuyện hài hước. Nhưng đó là chuyện thật 100%.

18/11/2015
Đảm bảo cung ứng giống Đảm bảo cung ứng giống

Vụ này, Bình Định có kế hoạch SX 47.129 ha lúa, trong đó 29.411 ha SX trên chân đất 2 vụ/năm; 17.589 ha SX trên chân đất 3 vụ/năm.

18/11/2015
Bồi dưỡng tay nghề dẫn tinh viên Bồi dưỡng tay nghề dẫn tinh viên

Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi vừa bế giảng lớp bồi dưỡng, kiểm tra tay nghề dẫn tinh viên phục vụ thực hiện Dự án “Cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò thịt, giai đoạn 2014 - 2018” cho 30 học viên.

18/11/2015
Phát triển ngành hàng xoài Phát triển ngành hàng xoài

UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án “Hỗ trợ hợp tác công - tư phát triển ngành xoài bền vững”.

18/11/2015