Xây Dựng Nhiều Cánh Đồng Đạt Giá Trị Tăng Thêm Trên 25 Triệu Đồng

Hiện toàn tỉnh Long An đã triển khai xây dựng 93 mô hình cánh đồng đạt giá trị tăng thêm trên 25 triệu đồng/ha/năm, trên tổng diện tích 4.619ha, với 5.944 nông hộ tham gia. Trong đó, có 30 cánh đồng có giá trị tăng thêm trên 50 triệu đồng/ha/năm; 39 mô hình đạt giá trị tăng thêm từ 30 - 50 triệu đồng/ha và 24 mô hình đạt ổn định trên 25 triệu đồng/ha/năm.
So với năm 2009, số lượng và hiệu quả mô hình được tăng cao, nhiều mô hình khẳng định tính bền vững. Đây cũng là cơ sở để tỉnh quy hoạch, hỗ trợ đầu tư phát triển thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn như: mô hình lúa nếp, cánh đồng lúa cao sản, cánh đồng thanh long, cánh đồng hai vụ màu - một vụ lúa…
Bên cạnh đó, tỉnh còn một số mô hình cánh đồng có giá trị tăng thêm cao nhưng chưa ổn định hoặc còn ở dạng tiềm năng như: cánh đồng chuyên canh dưa hấu, cánh đồng chuyên canh sản xuất khoai mỡ… đang cần được các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đầu tư phát triển.
Trong thời gian tới, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An tiếp tục triển khai thực hiện phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP thành các cánh đồng mẫu lớn sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP; xây dựng các mô hình cánh đồng mía, chanh nguyên liệu, đồng thời xây dựng mô hình sản xuất thủy sản an toàn sinh học…
Có thể bạn quan tâm

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.