Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre)

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.
Việc đổi mới phương thức chăn nuôi gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng theo hướng khép kín, bền vững và an toàn sinh học là cấp bách và hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri”, với mục tiêu xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ thương phẩm an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri.
Qua 24 tháng thực hiện, Dự án đạt được mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng và hoàn thiện 4 mô hình chăn nuôi khép kín gồm: vịt thịt - cá, vịt thịt - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 3,18% - 6,70%/tháng so với vốn đầu tư); vịt đẻ - cá, vịt đẻ - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 1,62 - 2,41%/tháng so với vốn đầu tư) theo hướng an toàn sinh học với 12 điểm trình diễn (quy mô 500 con/điểm). Ngoài ra, thông qua Dự án đã đào tạo 12 cán bộ địa phương, 40 hộ nông dân thành thạo quy trình công nghệ chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Sau khi kết thúc Dự án, các cán bộ được đào tạo đủ khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân.
Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu, với kết quả xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.