Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre)
Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.
Việc đổi mới phương thức chăn nuôi gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng theo hướng khép kín, bền vững và an toàn sinh học là cấp bách và hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri”, với mục tiêu xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ thương phẩm an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri.
Qua 24 tháng thực hiện, Dự án đạt được mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng và hoàn thiện 4 mô hình chăn nuôi khép kín gồm: vịt thịt - cá, vịt thịt - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 3,18% - 6,70%/tháng so với vốn đầu tư); vịt đẻ - cá, vịt đẻ - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 1,62 - 2,41%/tháng so với vốn đầu tư) theo hướng an toàn sinh học với 12 điểm trình diễn (quy mô 500 con/điểm). Ngoài ra, thông qua Dự án đã đào tạo 12 cán bộ địa phương, 40 hộ nông dân thành thạo quy trình công nghệ chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Sau khi kết thúc Dự án, các cán bộ được đào tạo đủ khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân.
Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu, với kết quả xếp loại khá.
Related news
Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.
Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.
Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.
Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.