Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Triệu Phú Từ Nuôi Cá Sấu

Thành Triệu Phú Từ Nuôi Cá Sấu
Ngày đăng: 10/06/2012

Ở tuổi đôi mươi, chàng trai Lâm Thái Vương (SN 1988), gương mặt trẻ nhất nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2011 trở thành triệu phú, mỗi năm thu lãi hơn 300 triệu đồng nhờ nuôi cá sấu.

Vương sinh ra và lớn lên ở ấp Xa Mau 1, thị trấn Phụ Lộc huyện Thanh Trị (Sóc Trăng) trong gia đình khó khăn, bố mẹ già yếu, nguồn thu chính là mấy sào ruộng, nấu rượu, tận dụng cám bã nuôi heo thịt.

“Công việc luôn tay luôn chân, cả nhà cực khổ mà không thu được mấy đồng”, Vương chia sẻ. Đến năm lớp 11, Lâm Thái Vương nghỉ học ở nhà phụ giúp ba mẹ. Siêng năng chịu khó, thêm người đỡ đần nhưng vẫn nghèo đói.

Sau nhiều ngày nghĩ cách vượt khó, Vương quyết định chuyển từ nuôi heo thịt sang heo nái. Vương tính để xuất được một lứa heo thịt tốn nhiều thời gian chăn nuôi, chi phí thức ăn hơn. Mỗi lần xuất chuồng, lời lãi không được nhiều như nuôi heo nái.

Vương chuyển hướng, đầu tư heo mẹ, heo con chăm sóc ngắn ngày rồi xuất đi, đỡ cực hơn so với nuôi heo tơ. Có lưng vốn 20 triệu đồng, Vương mua 3 heo nái.

Chịu khó học hỏi từ những người chăn nuôi dày dạn kinh nghiệm lại chịu khó nghiên cứu tài liệu, Vương chăm sóc heo nái, heo con thành công. Sau một năm, Vương thu về 50 triệu đồng lãi.

Vương nuôi heo mát tay có tiếng nên khá đắt hàng, được lứa nào bán hết lứa đó. Mỗi năm thu lãi hàng chục triệu đồng, nhưng triệu phú heo nái Lâm Thái Vương quyết tâm làm giàu hơn nữa với chăn nuôi cá sấu.

Dấn thân

Lâm Thái Vương được biết đến là người thứ hai nuôi cá sấu trong vùng. Năm 2005, từ tiền lãi nuôi heo, Vương chuyển hướng nuôi 20 con cá sấu. Vương tiếp tục hành trình học hỏi, chăm sóc vật nuôi mới.

Chàng trai vốn ham mê bóng đá cắt hết thời gian ra sân để lăn lộn với chuồng, ao, bùn lầy. Nếu Vương không đeo bám, học hỏi kinh nghiệm, can đảm vượt khó khăn để gắn bó với cá sấu, chỉ sơ suất là bị chúng tấn công.

Những ngày mưa bão, Vương và cả gia đình mất ăn mất ngủ vì lo cá sấu xổng chuồng. Vừa học hỏi vừa tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại, đầu tư, sau 7 năm, Vương đã có tới 300 con cá sấu.

Mỗi lứa Vương dành từ 16 - 18 tháng chăn nuôi, trừ các khoản chi phí, thu lãi 250 triệu đồng. Tổng số tiền lãi chăn nuôi từ heo và cá sấu trung bình mỗi năm trên 300 triệu đồng. Vương tạo việc làm ổn định cho nhiều thanh niên trong xã.

Vương vẫn luôn cho rằng mình thật liều lĩnh. Ít vốn, không trường lớp, kiến thức về chăn nuôi hạn chế nhưng vẫn nuôi cá sấu. “Lúc đầu tìm đến những hộ chăn nuôi cá sấu ở vùng lân cận, học hỏi người có kinh nghiệm, thế là tôi say, quyết định bắt con giống về nuôi luôn”, Vương kể.

Giờ dây, Vương đọc được các triệu chứng, xử lý, chữa trị tất cả những bệnh thường gặp của cá sấu. Anh kể những thói quen, giờ ăn, ngủ của chúng như những câu chuyện hàng ngày của bản thân mà anh yêu thích.

Vương cười bảo, bí quyết thành công của anh là không bí quyết gì cả. Đó hoàn toàn là quyết tâm thoát nghèo và niềm đam mê, gắn bó với nghề chăn nuôi. Trở thành triệu phú trẻ nhất vùng quê còn nhiều khó khăn, Vương chưa vội lập gia đình như bạn bè cùng trang lứa vì muốn tập trung phát triển kinh tế gia đình.

Tôn vinh những triệu phú làng

Sinh ra từ làng là chương trình truyền hình thực tế về những tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu trong lập nghiệp, làm giàu và thành công từ chính làng quê của mình.

Chương trình do T.Ư Đoàn, Ban Thanh thiếu niên Đài THVN (VTV6), Tổng Cty CP Bia - rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco) phối hợp thực hiện. Phát sóng từ tháng 7-2011 đến nay, Sinh ra từ làng đã giới thiệu được 23 gương mặt và mô hình kinh tế tiêu biểu.

Mới đây, Lâm Thái Vương vinh dự đại diện cho những nhà nông trẻ xuất sắc của Sóc Trăng tham gia chương trình Sinh ra từ làng với biệt danh Vua cá sấu.

Có thể bạn quan tâm

Phòng Chống Dịch Bệnh Thuỷ Sản Không Thể Lơ Là, Chủ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh Thuỷ Sản Không Thể Lơ Là, Chủ Quan

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

26/11/2013
Mùa Cá Ra Sông Mùa Cá Ra Sông

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

26/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

27/11/2013
Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

27/11/2013
Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013 Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

27/11/2013