Xây Dựng Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Lớn Nhất Thái Nguyên

Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Cty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, đặt tại xóm Đà Tiến, xã Thịnh Đức, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng 10 ô giết mổ nhỏ phục vụ nhu cầu cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Khu vực xây dựng còn bao gồm các hạng mục như khu nuôi giữ lợn; hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy định an toàn vệ sinh…
Tổng kinh phí xây dựng dự kiến 38,4 tỷ đồng do Công ty đầu tư 100% vốn.
Dự kiến trong quý IV/2015, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là trung tâm đầu mối cung cấp sản phẩm động vật cho các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các Trung tâm Thương mại thuộc khu vực Việt Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Đây là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thứ hai được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau công trình lò giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của tỉnh được khởi công tháng 2/2014 tại xóm Cầu Mây, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 2.000 hộ giết mổ gia súc, gia cầm; trong đó có 5 điểm giết mổ gia cầm, 1 cơ sở và 8 điểm giết mổ gia súc, những cơ sở này chủ yếu hình thành tự phát, thực hiện giết mổ theo phương pháp thủ công. Những cơ sở này không đạt yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm lây lan mầm bệnh khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra.
Theo Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu đầu tư xây dựng 22 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
Related news

Với gần 20 bể, diện tích gần 200m2, thời gian trước bình quân mỗi năm gia đình ông xuất hai lứa hơn 20 tấn cá. Trừ các khoản chi phí, như thức ăn, giống... gia đình ông thu lãi không dưới 50 triệu đồng. Gần 2 năm nay, việc đưa cá ra thị trường gặp khó khăn. Hiện tại gia đình ông còn đọng hơn 3 tấn cá đang thời kỳ thu hoạch.

Ông Trương Thanh Mai (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) xuất thân từ gia đình làm ruộng, nghèo. Do vậy, từ nhỏ, cậu bé Mai đã luôn ôm mộng làm giàu từ nông nghiệp. Sau nhiều trăn trở với đủ nghề để mưu sinh từ chăn nuôi heo, xay cà phê, làm thùng suốt lúa… ông Mai cho ra đời nhà máy xay xát lúa. Song, cuối cùng, ông Mai lại thành công với nghề nuôi cá sấu.

Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm trang trại bò sữa sẽ cung ứng cho thị trường hơn 3,5 triệu lít sữa bò tươi chất lượng cao và hơn 300 con bò sữa giống cao sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Thành.