Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Tiêm Thuốc Thú Y Cho Gia Cầm

Cách Tiêm Thuốc Thú Y Cho Gia Cầm
Ngày đăng: 17/05/2012

Mua dụng cụ thú y ở các cửa hàng bán thuốc thú y, bao gồm: Xi lanh bằng sắt có ốc định lượng (Trung Quốc sản xuất) dung tích 10ml, panh bằng kim loại, hộp kim tiêm gia súc, gia cầm, các loại kích cỡ số: 7, 9. Loại kim tiêm ngắn, tiêm dưới da 1cm, kim tiêm dài, để tiêm bắp 2cm. Mỗi loại, mỗi cỡ 2-3 chiếc đề phòng tắc, gẫy kim tiêm khi thao tác.

Khử trùng dụng cụ: Mở hết các bộ phận của xi lanh và lấy một số kim tiêm, panh cho vào nồi nhôm chuyên đun nước sôi (không đun nấu mỡ, muối), cho nước nguội luộc sôi dụng cụ trong 4-5 phút, để nguội.

Thao tác lắp xilanh: Lắp xilanh sắt sao cho kín hơi, hút không chảy nước thuốc. Cách thử độ kín hơi như sau, xoáy ốc định vị lên khoảng 0,5-1cm, lấy ngón tay trỏ bịt chặt đầu lắp kim tiêm, tay kia kéo cần pít tông lên 2-4cm, thả tự do tức thì, nếu kín hơi pít tông tự đẩy lại vị trí ban đầu. Chưa kín hơi dùng ốc điều chỉnh pít tông để khắc phục.

Hút thuốc thú y vào xilanh: Hoà thuốc bột, thuốc đông khô vào nước cất hay nước sinh lý theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại, lắc kỹ cho tan đều, thành dung dịch đồng nhất. Giơ lọ thuốc lên cao, dùng kim số 12 loại dài lắp chặt vào xilanh xuyên qua nắp cao su của ống thuốc hút thuốc đầy khoảng 60-70% dung tích xilanh. Để xilanh ở tư thế thẳng đứng rút khỏi ống thuốc, thay kim tiêm hợp lý, dùng tay đẩy nhẹ pít tông, sao cho dung dịch thuốc trong xilanh phun một vài giọt đuổi hết không khí trong xilanh ra ngoài là được vì nếu trong xilanh còn không khí, khi tiêm hay bị áp xe.

Dùng loại kim có kích cỡ số 7 và 9 loại ngắn để tiêm cho gia cầm.

Tiêm dưới da: Xoáy ốc định lượng theo yêu cầy kỹ thuật của từng loại thuốc, để cố định lượng thuốc tiêm. Nếu gia cầm nhỏ, lấy hai ngón tay cái và trỏ nhúm da cổ con vật, dùng kim tiêm chọc theo chiều từ đầu xuống thân vào nơi da nằm giữa hai ngón tay, đẩy pít tông kịch cỡ là được.

Gia cầm lớn: Có thể tiêm vị trí dưới da cổ, bụng hay màng da mỏng ở cánh con vật, chỉ cần cố định chặt con vật, sao cho chúng không giẫy dụa khi tiêm là được.

Tiêm bắp: Vị trí tiêm ở bắp thịt, nơi nhiều thịt dưới diều 1-3 cm tuỳ con vật lớn hay nhỏ hoặc phần nhiều thịt bắp đùi gần bụng. Sau khi rút kim tiêm cần dùng ngón tay ấn mạnh vị trí xiên kim tiêm trong 3-5 giây để thuốc không theo kim chảy ra ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) Có Hơn 100 Hộ Nuôi Heo ViệtGAP

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

14/01/2015
Một Ngày Ở Một Ngày Ở "Xứ Sở Ngàn Dê"

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

14/01/2015
Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

14/01/2015
Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

14/01/2015
Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

14/01/2015