Xây dựng chuỗi thịt heo an toàn

Theo ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus, cùng với Fresh Studio Innovations Asia để tổ chức tập huấn cho khoảng 200 chủ trại heo, trước mắt ở Đồng Nai về việc sử dụng con giống, thức ăn và áp dụng công nghệ của Hà Lan trong việc nuôi heo, sau đó sẽ chọn ra (bước đầu) khoảng 50 chủ trại tham gia vào chuỗi cung ứng này.
Chính phủ Hà Lan tham gia hỗ trợ một phần về vốn và chuyên gia tư vấn kỹ thuật. Các bên phát huy tối đa năng lực để thiết lập chuỗi giá trị cung ứng an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ cho đến khâu thành phẩm và phân phối ra thị trường, tuân thủ theo tiêu chuẩn TRACEPIG.
Sản phẩm có nguồn gốc nhận dạng rõ ràng, không chứa dư lượng kháng sinh vượt mức quy định, cũng như nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, sản phẩm phải tuân theo yêu cầu về phúc lợi động vật trong suốt quá trình chăn nuôi và giết mổ để vật nuôi không bị sốc, chất lượng thịt sẽ tốt hơn .
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc VISSAN, việc liên kết xây dựng chuỗi thịt heo an toàn dù sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng đây là điều phải hướng đến nhằm tạo ra dòng sản phẩm thịt an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Related news

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…