Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Cà Phê, Tiêu

Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Cà Phê, Tiêu
Ngày đăng: 08/08/2014

Ngày 7-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh có buổi làm việc với Tổng công ty Tín Nghĩa về việc thực hiện liên kết sản xuất – tiêu thụ cà phê, tiêu.

Theo báo cáo của Tổng công ty Tín nghĩa, doanh nghiệp này hiện đang đứng trong top 5 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam với sản lượng 100 ngàn tấn/năm.

Để hướng đến sự phát triển bền vững, Tổng công ty đã xây dựng chương trình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, như: thành lập nhà máy chế biến nông sản, kho chứa hàng; hình thành các chi nhánh tại một số tỉnh, thành; phát triển các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao; thực hiện chương trình 4C-Cam kết phát triển cà phê bền vững cho cây cà phê Việt Nam-  hỗ trợ nông dân sản xuất sạch từ khâu chọn giống, kỹ thuật gieo trồng đến thu hoạch…

Tuy nhiên, tại thị trường nội địa hiện đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, khiến thị phần thu mua cà phê của doanh nghiệp Việt dần thu hẹp. Xuất khẩu cà phê đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là rủi ro cao do giá cả biến động mạnh…

Riêng mặt hàng hồ tiêu, Tín Nghĩa đang lập kế hoạch đầu tư nhà máy chế biến tiêu sạch và đẩy mạnh hoạt động thu mua, xuất khẩu.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh giao cho Tổng công ty Tín Nghĩa xây dựng phương án xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ cho sản phẩm cà phê, tiêu.

Trong đó, cần phân rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia trong việc tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh; đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, chế biến; đặc biệt cần quan tâm việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu phía ngân hàng, các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chính sách, nhất là đồng vốn.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

09/06/2015
Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

09/06/2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

09/06/2015
Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

09/06/2015
Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ

Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

09/06/2015