Xây dựng 4 cửa hàng mẫu về cung cấp thuốc BVTV trên cây chè

Theo đó, 4 cửa hàng này là nơi cung cấp thuốc BVTV trên cây chè chuẩn nhất đặt dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn;
Đặc biệt, tại đây luôn công khai danh sách các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất fipronil không được lưu hành để bà con nông dân trồng chè biết và tránh mua nhầm.
Cùng với việc xây dựng 4 cửa hàng mẫu, thực hiện chương trình loại bỏ hoàn toàn hoạt chất fipronil (được xếp vào loại độc II) trên cây chè vào năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng.
Trong 3 tháng qua, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã tổ chức cho hơn 100 đại lý, cửa hàng buôn bán thuốc BVTV ký cam kết không cung cấp các loại thuốc có chứa hoạt chất fipronil cho vùng chè.
Công việc tương tự cũng được Chi cục triển khai đến hơn 400 hộ nông dân trồng chè trên địa bàn TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Mới đây, Chi cục đã tiến hành kiểm tra 3 cửa hàng và 50 hộ nông dân trồng chè và kết quả là không phát hiện việc buôn bán và sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất fipronil.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.

Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?