Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội
Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.
TS. Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV, cho biết, mục đích của đợt thử nghiệm thuốc kích thích trên rau ở quy mô toàn quốc này nhằm trả lời câu hỏi: có hay không loại thuốc kích thích giúp rau "lớn nhanh như thổi" cũng như nghiên cứu, xem xét tác hại của dư lượng thuốc đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, cuộc thử nghiệm tiến hành trên một ruộng rau xà lách, được trồng từ ngày 10/3. Ruộng chia thành 21 ô, mỗi ô rộng 50 m2. Ba loại thuốc sử dụng để thử nghiệm là An Khang (có trong danh mục); GA3 và 920 (ngoài danh mục). Mỗi loại thuốc được thử nghiệm ở hai nồng độ khác nhau. Một theo đúng hướng dẫn trên bao bì, một tăng gấp đôi nồng độ.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chính xác, khách quan, mỗi công thức thuốc lại được phun trên 3 ô khác nhau và cách xa nhau. Như vậy, 3 ô còn lại không phun thuốc kích thích để đối chứng.
Các chuyên gia cũng sử dụng ống chuyên dụng, đo từng mi-li-mét nước để pha với thuốc. 2 giờ sau khi phun thuốc, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc đã lấy mẫu để kiểm tra dư lượng. Công việc này sẽ kéo dài trong những ngày sau.
Theo một cán bộ Phòng Khảo nghiệm thuốc BVTV (Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc), sau khoảng 3 ngày sẽ có kết quả ban đầu về một số chỉ tiêu nhất định. Đợt thử nghiệm sẽ đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng, chất lượng nông sản, dư lượng thuốc kích thích ở từng thời điểm. Kết luận cuối cùng sẽ do Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT xem xét, công bố.
Trước đó, kết quả thử nghiệm của TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải tiến hành trong tháng 2 tại xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Tây cho thấy, chỉ sau 3-4 ngày phun thuốc kích thích, cây xà lách lớn vọt gấp 3 lần so với cây không dùng thuốc.
Song, thời gian tiến hành thử nghiệm của TS. Khải và Chi cục BVTV Hà Nội đều được tiến hành vào thời điểm rét đậm nên rau phun thuốc kích thích tăng trưởng không lớn hơn đáng kể. Nhiều nhà khoa học không đồng tình với kết quả của Chi cục BVTV Hà Nội cả về điều kiện làm thí nghiệm (quá lạnh) lẫn số mẫu ít ỏi.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.
Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.
Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.