Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng 11 Tiêu Chí Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Xây Dựng 11 Tiêu Chí Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững
Ngày đăng: 13/03/2014

11 tiêu chí EAFI đánh giá tính bền vững về 4 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý.

Ngày 12/3, tại TP Cần Thơ, Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo “Triển khai kết quả dự án nuôi thủy sản bền vững theo chuẩn thương mại - SEAT (Sustaining Ethical Aquaculture Trade)”.

GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, chủ nhiệm dự án cho biết, kết quả sau 5 năm (2009-2013) dự án đã xây dựng được bộ tiêu chí “Nuôi trồng thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại EAFI - Ethical Aquaculture Food Index” tại các nước Châu Á (Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Bangladesh).

11 tiêu chí EAFI đánh giá tính bền vững về 4 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý bao gồm: Sản phẩm chất lượng cao; Tăng trưởng kinh tế bền vững; Phát triển vùng; Điều kiện làm việc và sinh kế; Tự do bình đẳng; Minh bạch và công bằng xã hội; An sinh và sức khỏe động vật; Chất lượng môi trường; Thích ứng biến đổi khí hậu; Những quy định của chính quyền và quản lý công nghiệp nuôi trồng thủy sản.

Theo TS Võ Nam Sơn, Khoa Thủy sản – trường ĐH Cần Thơ, việc đưa ra EAFI là một quá trình phân tích cấp độ lặp đi lặp lại độc lập có nhiều bước dựa trên các thông tin thực tế và chú trọng các vấn đề đạo đức, tính bền vững, dễ sử dụng kể cả những người không phải là chuyên gia.

GS.TS Nguyễn Thanh Phương cho biết thêm, EAFI không phải là bắt buộc mà được xem như công cụ hỗ trợ, cung cấp thông tin, chứng minh về nguồn gốc, tính bền vững của sản phẩm cho người tiêu dùng châu Âu an tâm khi quyết định mua hàng. Các nước EU nhập khẩu thủy sản hơn 50%, nhưng hiện nay có nhiều rào cản, tiêu chuẩn đặt ra đối với mặt hàng này, do đó bộ tiêu chí này sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành thủy sản thuộc 4 nước.

Dự án SEAT do EU tài trợ với tổng kinh phí hơn 5 triệu USD nhằm hiểu rõ về chuỗi giá trị ngành hàng Thủy sản mới của châu Á và nhận diện các vấn đề mang tính bền vững của ngành hàng này. Các nhà nghiên cứu quốc tế tập trung nghiên cứu bốn mặt hàng thủy sản đang bày bán trên thị trường châu Âu là: cá rô phi, cá tra, tôm sú và tôm càng xanh.

Tại Việt Nam, phạm vi dự án thực hiện chọn 2 đối tượng nghiên cứu là cá tra và tôm sú, tổng kinh phí hơn 200.000 USD, trường ĐH Cần Thơ là đơn vị chủ trì thực hiện.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện 3.000 vụ vi phạm sản xuất phân bón/năm Phát hiện 3.000 vụ vi phạm sản xuất phân bón/năm

Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng vào ngày 13.11.

17/11/2015
Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa

Trong mấy ngày qua, số lượng mì (sắn) mà nhà máy Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thu mua của người dân khoảng 800 tấn/ngày, cao hơn so với bình thường trước đó khoảng 200 tấn/ngày.

17/11/2015
Thái Nguyên tổ chức hội thi hái chè nhanh, sao chè khéo Thái Nguyên tổ chức hội thi hái chè nhanh, sao chè khéo

Hội thi “Bàn tay Vàng, hái chè nhanh – sao chè khéo” sẽ do Hội ND tỉnh Thái Nguyên chủ trì tổ chức. Đây là 1 trong những hoạt động chính thuộc khuôn khổ của Lễ hội Văn hóa trà tại Festival Trà Thái Nguyên, Việt Nam lần thứ Ba – năm 2015.

17/11/2015
Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc, gia cầm Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc, gia cầm

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan cho biết, qua theo dõi, nắm bắt tình hình, đơn vị nắm được thông tin về dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm có dấu hiệu bùng phát gần đây ở một số quốc gia trong khu vực.

17/11/2015
Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế

Vài năm trở lại đây, nhờ ưu tiên triển khai phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn cho các xã nghèo mà đời sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu dần được cải thiện, nhiều hộ nghèo trở nên khấm khá.

17/11/2015