Xác Xơ Miệt Vườn Tiên Phước (Quảng Nam)
Những năm qua huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã đầu tư tạo dựng được rất nhiều khu vườn kinh tế cao, chủ lực là các loại cây như quế, lòn bon, hồ tiêu, măng cụt, dó bầu… Nhưng nay, nhiều vườn đã tan hoang do bão.
Có tận mắt chứng kiến cảnh đổ nát trong khu vườn hơn 8.000m2 của gia đình ông Nguyễn Viết (thôn Thanh Tân, xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước) mới cảm nhận được mức độ tàn phá của bão. Điều mà chính ông Viết không ngờ tới đó là những cây quế 30 - 40 năm tuổi của ông đã sống chung với bão lũ nhiều năm qua nay lại bị gió quật đổ ngã chỏng chơ. Khoảng 25 cây quế được liệt vào hàng “cổ thụ”, là tài sản vô giá của khu vườn nay coi như “mất trắng” theo bão. Tuy chưa vào mùa thu hoạch quế, nhưng cả nhà ông từ người già đến trẻ nhỏ chỉ còn biết thu hoạch sớm nguồn thu từ cây quế theo kiểu vớt vát, nhặt nhạnh được đồng nào hay đồng ấy. Ông Viết cho biết, bình thường mỗi kẹp quế tươi giá 35 nghìn đồng/kg nay quế dập vụn chỉ còn phân nửa, nhưng phải là quế khô. Đó là chưa nói số quế cây trốc gốc coi như sau vụ thu hoạch vớt vát thì chỉ làm củi.
Khu vườn hơn 5 sào của bà Nguyễn Thị Hạnh cạnh nhà ông Viết cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Lòn bon, hồ tiêu, dó bầu hơn 3 năm tuổi đang phát triển rất tốt nay ngã đổ gần như hoàn toàn, những cây chưa ngã đổ cũng xơ xác trông rất thê thảm. Trao đổi với chúng tôi, ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, theo thống kê sơ bộ, toàn huyện Tiên Phước đã có hàng trăm vườn kinh tế cao thuộc các xã Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, thị trấn Tiên Kỳ bị hư hại từ 70 - 100%. Quế ngã đổ hư hại trên 13ha, tiêu gần 2,5ha, lòn bon trên 113ha, măng cụt 13ha, thanh trà gần 10ha, dó bầu 33ha, cau 16 ha… Cũng theo ông Minh, chính quyền đang động viên nhân dân khắc phục hậu quả, dẫu thiệt hại đến mấy Tiên Phước cũng phải lại đầu tư giúp dân phục dựng lại những khu vườn, trước mắt là hỗ trợ nguồn giống cây đặc sản cho dân. Bởi cây ăn quả, kinh tế vườn ở Tiên Phước là con đường nhanh nhất, hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Nhìn những khu vườn trù phú với những loại cây trái đặc sản được gầy dựng hàng chục năm ở Tiên Phước nay tan hoang sau bão mới thấu hiểu nỗi xót xa của người làm vườn nơi đây. Biết đến bao giờ những khu vườn ở Tiên Phước mới trở lại như xưa.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.
Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.
Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.
Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.