Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chép Nhật Thu Lợi Cao Ở Đồng Nai

Nuôi Cá Chép Nhật Thu Lợi Cao Ở Đồng Nai
Ngày đăng: 24/05/2012

Xưa nay, nhiều hộ có ao ở ấp 6, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) chỉ nuôi cá tạp. Gần đây, một số nông dân trong ấp đã chuyển sang nuôi cá chép Nhật đem lại hiệu quả khá cao.

Cá chép Nhật là một loại cá cảnh có nhiều màu sắc, được nhiều người chơi cá cảnh ưa thích. Trước đây, vài người dân ở ấp 6 đã mua loại cá này về nuôi thí điểm trong những hồ nhỏ rồi đem bán cho các đại lý bán cá cảnh. Thấy loại cá này dễ nuôi, lợi nhuận cao nên nhiều hộ đã đầu tư ao, hồ để nuôi theo dạng công nghiệp.

LỢI TĂNG NHIỀU LẦN

Ấp 6, xã Sông Trầu là vùng đất nhấp nhô đầy những đá tảng, người dân trong ấp chủ yếu sống bằng nghề trồng bắp, lúa và nuôi cá tạp. Vùng này nhiều đá, cứ vào mùa khô là các con suối đều cạn kiệt nên đa số các hộ chỉ trồng trọt, nuôi thủy sản được 1 - 2 vụ/năm. Thu nhập của người dân trên một hécta đất nông nghiệp không cao. Vì vậy, ở những khu vực trũng có nhiều nước, phần lớn người dân chuyển từ trồng lúa sang đào ao nuôi cá để tăng thu nhập. Theo các hộ đã chuyển đổi thì nuôi cá tạp dễ tận dụng phế phẩm trong trồng trọt, giảm chi phí đầu vào, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa. Khoảng 2 năm nay, một số hộ trong ấp mạnh dạn đầu tư nuôi cá chép Nhật, lợi nhuận thu được gấp 2 - 3 lần so với nuôi cá tạp.

Ông Đinh Văn Điền ở ấp 6, cho hay: “Tôi sửa lại ao chuyển qua nuôi cá chép Nhật được khoảng hai năm. Tuy là cá cảnh, nhưng loại cá này rất dễ nuôi. Đầu ra được các chủ đại lý cung cấp giống mua lại nên tôi chỉ lo chăm sóc đúng kỹ thuật cho cá nhanh lớn và đạt tiêu chuẩn. Đến thời điểm thu hoạch, các đại lý đưa người đến đánh bắt giảm được công thu hoạch”.

Chính vì không mất công thu hoạch, đầu ra được bao tiêu và giá bán từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, người nuôi thu lời gấp nhiều lần nuôi cá tạp. Hộ ông Điền có ao nuôi khoảng 1.000 m2, mỗi năm thu lời trên 50 triệu đồng.

KHÔNG NUÔI Ồ ẠT

Nghề nuôi cá chép Nhật xuất hiện ở ấp 6 từ năm 2010. Lúc đầu chỉ có một, hai hộ nuôi, sau thấy lợi nhuận của loại cá này cao, hiện có 6 hộ đầu tư nuôi cá chép Nhật với diện tích ao nuôi khoảng hơn 3 hécta. Để hỗ trợ nhau kiến thức trong khâu nuôi, hiện các hộ đã liên kết lại thành câu lạc bộ nuôi cá.

Theo những hộ nuôi cá trong câu lạc bộ, cá chép Nhật thời gian nuôi ngắn, chỉ gần 3 tháng/lứa. Những ao có nước quanh năm có thể nuôi được 4 lứa/năm. Loại cá này tuy nuôi theo dạng công nghiệp, song ít tốn chi phí. Vì hơn một tháng đầu, cá ăn cám hoàn toàn nhưng còn nhỏ nên lượng cám tiêu tốn ít. Khi cá được hơn một tháng thì chuyển sang cho ăn bèo tấm để cá lớn, phát triển đuôi và vây nhiều trông đẹp hơn, bán giá sẽ cao. Vốn đầu tư mua cá giống nuôi một lứa trên 4 triệu đồng/1.000 m2. Loại cá này có thể nuôi dày, khi được một tháng trở ra có thể bán dần, nhanh thu hồi vốn. Ngoài ra, nuôi cá chép Nhật còn thuận lợi là ít bị bệnh.

Ông Đinh Văn Tuyên, Trưởng ấp 6 đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ cá chép Nhật cho biết: “Tuy lợi nhuận của nuôi cá chép Nhật cao, nhưng ấp không khuyến khích các hộ nuôi ồ ạt. Vì đây là loại cá nuôi làm cảnh nên bà con có ký kết với các đại lý bao tiêu đầu ra thì mới nuôi”.

Một số đại lý chuyên mua cá chép Nhật ở TP.Biên Hòa cho biết, thị trường tiêu thụ loại cá này là TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan. Loại cá này đầu ra khá thuận lợi và giá bán tương đối cao. Tuy nhiên, đây là loại cá nuôi để làm cảnh nên nếu phát triển ồ ạt với diện tích nhiều thì giá sẽ giảm và có thể gặp khó khăn về tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015