Trồng Ớt Trúng Mùa, Trúng Giá

Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Lành, ngụ xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trồng 2 công ớt (2000m2) cho biết: “Thấy nhiều người trồng ớt đều cho lãi cao nên năm nay tôi quyết định trồng theo. Mùa ớt năm nay người trồng ớt đều phấn khởi vì giá ớt tăng gắp đôi so với giá năm rồi, giá ớt hiện nay từ 22.000 – 24.000đồng/kg (năm 2009 giá ớt là 11.000 – 12.000 đồng/kg), trừ những chi phí tôi còn lãi 49 triệu đồng”. Còn chú Phạm Minh Trung, cũng ở xã Tân Bình nói: “Tôi trồng 1,5 công ớt chỉ thiên “Hai mũi tên đỏ”, bình quân một ngày hái khỏang 200kg, tính đến cuối vụ tôi thu vào được 2 tấn/công, sau khi trừ các chi phí tôi còn lãi khỏang 30 triệu đồng…”.
Được biết, hầu hết người dân nơi đây đều chọn giống ớt “Hai mũi tên đỏ”, vì giống này khá dễ trồng mà năng suất lại cao hơn những loại ớt khác. Chỉ 3 tháng trồng là bắt đầu thu hoạch. Ớt cho trái từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ một tháng rưỡi đến 2 tháng và 3 – 4 ngày là hái một lần. Thu hoạch xong đợt đầu, người trồng vun hàng bón phân khoảng một tháng rưỡi là thu hoạch đợt hai. Ngoài ra, nếu trồng đúng kỹ thuật cây ớt phát triển tốt và cho trái từ 4- 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.

Ngày 3/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số bất cập trong Nghị định 36 về nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra vừa ban hành; đồng thời lùi thời gian bắt đầu thực hiện đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 năm nay.

Theo UBND huyện Krông Nô, hàng năm, địa phương có trên 2.700 ha lúa nước vụ hè thu, 1.795 ha lúa nước vụ đông xuân và hơn 1.900 ha ngô. Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã đưa lại những hiệu quả kinh tế lớn.

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.