Xác Lập Quyền Chỉ Dẫn Địa Lý Cho Nhãn Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin từ Sở Khoa học – Công nghệ cho biết, đơn vị này vừa tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Theo đó, có 2 hồ sơ tham dự xét duyệt, nhóm I gồm tiến sĩ Bùi Xuân Khôi (Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ) và thạc sĩ Lê Minh Châu (Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía nam) đồng chủ nhiệm đề tài. Nhóm II gồm ông Nguyễn Tiến Bảy và ông Vũ Ngọc Đãng (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh) đồng chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài nhằm xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu” được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn xuống cơm vàng của tỉnh. Xây dựng các điều kiện, phương tiện và cơ chế phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng như tem, bao bì, nhãn.
Được biết, tháng 8-2012, giống nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được chính thức xác lập và công nhận trong top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Chính vì vậy, việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng vững chắc của nhãn xuồng cơm vàng trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập cho người trồng nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

Những tháng đầu năm 2011, người nuôi tôm Cà Mau rất phấn khởi, có thời điểm giá tôm nguyên liệu tăng lên đỉnh điểm, cao nhất từ trước đến nay