Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa
Những năm gần đây, mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phát triển khá mạnh, ngoài hỗ trợ người dân về vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật, thời gian qua một số địa phương còn thành lập được nhiều tổ hợp tác, tổ chăn nuôi bò sữa khá hiệu quả.
Như Tổ hợp tác Thanh niên lập nghiệp ấp Bờ Đập, xã Viên An có 28 thành viên, lúc đầu mỗi thành viên chỉ nuôi từ 01 đến 02 con bò, đến nay đã tăng đàn lên hàng chục con, nâng tổng số đàn bò của tổ hợp tác hiện có lên 140 con.
Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.
Anh Sơn Hiên, thành viên của tổ hợp tác cho biết: “Khi tham gia tổ hợp tác được dự án hỗ trợ con bò, cán bộ thú y cũng hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật nuôi đến nay bò phát triển rất tốt và bắt đầu cho sữa, gia đình rất là phấn khởi”.
Là một trong những địa phương của huyện Trần Đề phát triển mạnh mô hình nuôi bò sữa, xã Viên An hiện có tổng đàn bò hơn 1.140 con, để đáp ứng nguồn thức ăn cho bò, xã đã quy hoạch và vận động người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ được trên 73 ha, thành lập được 08 tổ hợp tác chăn nuôi với 430 thành viên, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo của xã thời gian qua.
Ông Trần Quốc An, Bí thư đảng ủy xã Viên An cho biết:“ Bà con cũng được trung tâm khuyến nông tập huấn trước khi hỗ trợ cho vay vốn nuôi bò. Bên cạnh đó, tổ hợp tác rất quan tâm đối với các hộ nuôi bò sữa, có mô hình nuôi bò sữa thấy đời sống bà con có nhiều phát triển, ít bỏ quê đi làm ăn xa”.
Mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề ngày càng hiệu quả và sẽ được huyện chỉ đạo nhân rộng trong thời gian tới, vừa giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, vừa thực hiện chủ trương chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?
Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.
Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.