Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế
Gia đình anh Đinh Văn Tiến - khu 4 xã Tất Thắng là một trong 15 hộ được dự án FLC của Trường Đại học Nông nghiệp 1 đầu tư thử nghiệm mô hình nuôi giun quế. Với 1 triệu đồng được hỗ trợ xây dựng bể, con giống, bạt che và sự đầu tư của gia đình đến nay mô hình nuôi giun quế của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Tiến cho biết nuôi giun quế không chỉ đem lại nguồn thức ăn cho gà, vịt, lợn mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, đặc biệt là tạo ra nguồn thực phẩm sạch.
Mặc dù không nằm trong dự án của mô hình nuôi giun quế của xã song nhận thấy việc nuôi giun đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền - khu 1 xã Tất Thắng đã quyết định học hỏi kinh nghiệm, đầu tư vốn xây dựng bể nuôi giun quế. Đến nay, gia đình ông Quyền có trên 100m2 nuôi giun quế, đây cũng là nguồn thức ăn chính của: Gà, vịt, lươn và cá lóc của gia đình ông. Theo ông Quyền, giun quế có nhiều chất đạm, nên khi cho các loại gia cầm ăn lớn nhanh vừa giảm được chi phí mua cám công nghiệp, vừa tạo ra được sản phẩm sạch.
Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, đồng thời tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có như: rác, phân trâu, bò, gà, để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun, giun quế không tốn công chăm sóc, không mắc bệnh, được tận thu quanh năm, giun quế giàu chất đạm nên là nguồn thức ăn rất tốt cho các loại gia cầm. Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Tất Thắng cho biết: Trong thời gian tới, xã Tất Thắng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi giun quế với phương châm: Lấy hiệu quả là lời giới thiệu cho tất cả mọi người, thông qua các mô hình để giới thiệu, nhân rộng ra các hộ xung quanh.
Xã Tất Thắng hiện có trên 20 hộ nuôi giun quế, mô hình này đang được nhân rộng để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ phát triển nghề chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, qua đó nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Related news
Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.
Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.
Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.
Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.