Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn

Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT)
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết:
“Thông tin cho nhập khẩu tới 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi mà vừa qua Bộ NNPTNT có đề cập đến tại hội nghị trực tuyến Hội nghị triển khai đợt cao điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 19.10 là dựa trên thông tin do Cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an) cung cấp.
Tại hội nghị, Bộ Y tế có đại diện là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, và bên Bộ Y tế đều không có ý kiến gì về số liệu này.
Trong khi đó, một đại diện của C49 (đề nghị giấu tên) cho biết, trong một hội nghị trước đó cũng về an toàn thực phẩm, chính ông đã đưa ra số liệu Bộ Y tế cấp phép cho nhập 68 tấn chất cấm:
“Tuy nhiên, 68 tấn đó không phải là nhập khẩu trong 9 tháng năm 2015, mà là số liệu Bộ Y tế đã từng cấp phép cho nhập ở thời điểm cao nhất từ 2012 đến nay.
Còn cấp phép rồi nhưng doanh nghiệp có nhập hay không lại là số liệu khác, nhưng từ 2012 đến nay ngành y tế cũng chưa cập nhật thông tin cho C49.
Có thể từ thông tin báo chí đưa lên trong hội nghị đó đã dẫn tới số liệu đưa ra tại hội nghị ngày 19.10 của Bộ NNPTNT thành nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm là 68 tấn”.
Cũng theo đại diện C49, dù là cấp phép cho doanh nghiệp nhập 68 tấn trong nhiều năm qua thì cũng là số lượng rất lớn và thực tế tình trạng các chất cấm trong chăn nuôi như Sabutamol, Clenbuterol hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép cho nhập rất nhiều dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý.
Có thể doanh nghiệp nhập về mà không sản xuất thuốc, đem bán ra ngoài...
Do đó, C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm này của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều thuận lợi, giá bán sản phẩm đứng ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi đó, giá thức ăn tương đối ổn định không biến động nhiều, dịch bệnh được kiềm soát. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 40.150 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra đạt 33.120 tấn. Giá cá tra hiện nay dao động ở mức 23.500 - 24.000 đồng/kg: người nuôi có lợi nhuận.

Trồng quýt hồng trong chậu để trưng bày những ngày Tết được chú Lưu Văn Ràng ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung thực hiện từ năm 2007 đến nay. Chú là nhà vườn duy nhất ở Lai Vung thực hiện thành công mô hình này, mỗi năm thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù mới được nhà vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) trồng vài năm gần đây nhưng diện tích quýt đường của huyện đang tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, diện tích quýt đường trên địa bàn hiện ước khoảng 1.200ha, trong khi cuối năm 2012 diện tích chưa tới 300ha.

30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.