Xã Tam Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu) Trồng Xen Canh Cây Mì Và Cây Tràm Ghép Cho Thu Nhập Cao

Do thời gian gần đây, khoai mì rớt giá, năng suất thấp nên nông dân trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trồng xen canh cây tràm ghép cao sản để tăng thu nhập, cải tạo đất tốt hơn.
Hiện diện tích đất trồng khoai mì trên địa bàn xã Tam Phước còn lại rất ít, tính chất đất cát trắng bạc màu, chi phí đầu tư canh tác rất cao.
Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.
Cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với trước, lại vừa hạn chế được rủi ro của giá cả thị trường. Theo bà con nông dân, cây tràm ghép cao sản ít xảy ra bệnh, thị trường ổn định. Hơn nữa, việc luân canh cây tràm ghép cao sản trên đất để cải tạo đất tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa Hè Thu ở Vĩnh Long đang thu hoạch rộ. Mặc dù vụ này trúng mùa nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Bên cạnh đó, mưa rả rích những ngày qua làm ruộng lúa lầy lội, nhiều chủ máy gặt cũng lợi dụng cơ hội này “làm giá” nông dân.

Vụ đông xuân này, ngoài "bể bồ" do lúa lai mang lại thì nông dân Mộ Đức lại tiếp tục ghi điểm với mô hình "Cánh đồng 20 tấn". Đây có thể được xem là "Cánh đồng mẫu" đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tạo bước đột phá về năng suất và thói quen canh tác, sản xuất lúa theo hướng chuyên canh.

Giá cà phê và tiêu ở nhiều địa bàn như Lâm Đồng, Đăk Lăk Bình Phước… đang có chiều hướng giảm. Đi liền đó là hiện tượng không ít diện tích tiêu đang bị bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến nông dân vô cùng sốt ruột.

Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.

Phần lớn lúa đông xuân niên vụ 2011-2012 đang còn ở trên đồng, nhưng nông dân nhiều tỉnh ĐBSCL đã lại nôn nóng xuống giống lúa vụ xuân hè (hè thu sớm) trên diện tích lớn. Và một diện tích lớn vụ này đã sớm bị nhiễm rầy nâu.