Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí quyết của một tỷ phú nuôi tôm công nghiệp

Bí quyết của một tỷ phú nuôi tôm công nghiệp
Tác giả: Minh Đảm
Ngày đăng: 05/03/2022

Từng định bỏ nghề nuôi tôm, ông Trần Văn Vũ đã thành tỷ phú tôm nước lợ tiêu biểu của tỉnh Bến Tre. 'Bí kíp' nằm ở quy trình nuôi theo công nghệ sinh học.

Từ chán nản định bỏ nghề nuôi tôm, anh Vũ (trái) đã trở thành tỷ phú tôm tiêu biểu của tỉnh Bến Tre. Ảnh: Minh Đãm.

Môi trường nuôi quan trọng số 1

Ông Trần Văn Vũ, một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã An Bình Tây (huyện Ba Tri, Bến Tre), hiện là thành viên của Câu lạc bộ Hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre. Nhiều năm qua, ông luôn có thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ việc nuôi tôm nước lợ, công nghệ lót bạt và không lót bạt.

Chia sẻ về thành công từ nghề nuôi tôm, ông cho biết cũng như bao nông dân nuôi tôm khác vùng này, ông đã thử nghiệm qua nhiều hình thức nuôi tôm như: Nuôi quảng canh, nuôi công nghệ cao hoàn toàn theo quy trình, nuôi công nghiệp ao đất... Tuy nhiên, từ khi tiếp cận mô hình nuôi tôm lót bạt và không lót bạt theo quy trình sinh học của Tập đoàn Thuỷ sản Bồ Đề chuyển giao, ông đã thành công lớn. Việc nuôi tôm rất bền vững, lợi nhuận từ con tôm mang lại rất tốt.

Hiện tại, gia đình ông Vũ đang sở hữu 30 ao nuôi tôm nước lợ, mật độ cao. Trong đó 15 ao nuôi lót bạt hoàn toàn và 15 ao đáy đất lót bạt bờ. Sản lượng trung bình 4 tấn/1.000m2/vụ. Năm vừa rồi, tổng sản lượng các trại nuôi đạt khoảng 200 tấn. Trong thời điểm ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông xuất bán khoảng vài chục tấn dù giá bán tuy có thấp nhưng vẫn có lãi bởi tôm được nuôi theo quy trình của Tập đoàn Bồ Đề đã tiết kiệm được chi phí đầu tư. Phần lớn sản lượng còn lại ông xuất bán giá cao, lợi nhuận cao.

Cũng theo ông chia sẻ, dù chưa được tổng kết cụ thể nhưng sau khi trừ các khoảng đầu tư, lợi nhuận năm 2021 của gia đình xấp xỉ 5 tỷ đồng. Chia sẻ về yếu tố thành công trong nghề, ông bật mí: “Nếu như 10 năm trở về trước, yếu tố thành công đầu tiên phải kể đến là con giống, sau là môi trường nuôi thì 10 năm trở lại đây, môi trường nuôi là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu quyết định phần lớn đến sự thành bại của nghề nuôi tôm, sau đó mới đến con giống”.

Bởi theo ông, trong quá trình nuôi, với những diễn biến thời tiết khắc nghiệt thất thường như nắng nóng, biến đổi khí hậu hiện nay, cùng với đó đất ngộ độc phèn, ngộ độc hoá học, hữu cơ… đã để lại rất nhiều hệ lụy, làm phá vỡ kết cấu sinh thái. Chính vì vậy, hiện nay trong lĩnh vực nuôi tôm, yếu tố môi trường được ưu tiên số một.

Để cải tạo môi trường nuôi, ông chọn áp dụng 100% theo quy trình sinh học của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề. Trong đó, ông sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water để xử lý nước ao nuôi. Ngoài ra, sản phẩm còn cải tạo đất không bị ngộ độc phèn, hoá chất, tạo điều kiện cho các loại thức ăn thức ăn tự nhiên của con tôm như tảo, trùn chỉ… phát triển. Nhờ vậy, tôm mau lớn, sức đề kháng tốt. Người nuôi hạn chế và không phải dùng các loại kháng sinh, thuốc. Do đó, giảm được hệ số chi phí về thức ăn, chi phí đầu tư giảm.

Ông Vũ chia sẻ, theo quy trình công nghệ sinh học Bồ Đề (giống và thức ăn của Công ty C.P), chi phí đầu tư bình quân cho 1 kg tôm thương phẩm là 80.000 - 100.000 đồng/kg. Hiện, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú đang thu mua tôm kích cỡ 30 con/kg giá khoảng 180.000 – 190.000 đồng/kg, còn đối với size 15 con/kg có giá 324.000 đồng/kg. Lợi nhuận so với chi phí đầu tư xấp xỉ 100%.

“Hiện tôm của tôi được Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú và Công ty Nam Hải (Cần Thơ) thu mua với giá cao hơn thị trường 10.000 đồng/kg bởi tôm sạch kháng sinh và màu sắc đẹp, đủ tiêu chuẩn xuất đi Hàn Quốc và Nhật Bản.”, ông phấn khởi nói.

Thôi ý định từ bỏ nghề nuôi tôm

Cũng theo ông Vũ, khi chưa sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother Water, môi trường nước trong ao quản lý rất khó khăn, tỷ lệ đậu tôm không cao do tôm hay mắc bệnh. Dù chi phí đầu tư rất lớn cho thức ăn và các loại thuốc phòng trị bệnh, nhưng chẳng những con tôm không có size to đều như hiện nay mà còn thiếu bền vững trong vụ nuôi.

Nếu như trúng mùa, giá tôm thấp, trong khi chi phí đầu tư lớn thì cũng không có lời là bao. Còn khi nuôi thất thì ông rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Ông tâm sự, đã có lúc rất nản và có ý muốn rút khỏi ngành tôm.

Thật tình cờ cách đây ba năm, ông may mắn có dịp được tham gia vào lớp tập huấn của Hội Nông dân tỉnh, Sở NN-PTNT cùng phối hợp với Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề triển khai Đề án Chuyên nghiệp hoá người nông dân (tập huấn, chuyển giao, cầm tay chỉ việc cho nông dân). Kể từ đó, ông đã được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ứng dụng nuôi tôm theo quy trình sinh học của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chuyển giao. Liên tiếp kể từ đó, đã giúp cho các trại nuôi tôm của ông thành công bền vững, lợi nhuận nhiều tỷ đồng/năm.

Anh Vũ phấn khởi với thành quả nhờ áp dụng theo quy trình nuôi tôm công nghệ sinh học. Ảnh: MĐ.

Ông tâm đắc kể: “Cách đây 3 năm, khi chưa sử dụng theo quy trình sinh học của Bồ Đề, con tôm không được về size lớn và đồng đều như hiện nay. Ba năm trở lại đây, các trại nuôi của gia đình lót bạt và kể cả không lót bạt ứng dụng theo quy trình công nghệ sinh học của Bồ Đề đã giúp các lô tôm đều về size 30 – 20 – 15  con/kg đồng đều theo ý mình. Môi trường nước sau vụ nuôi xả ra không gây ô nhiễm môi trường. Riêng những ao không lót bạt đáy, đất đáy ao càng ngày càng được cải tạo, hết ngộ độc phèn, hữu cơ, vô cơ...”.

Theo như lời ông Vũ, các cán bộ phụ trách về tôm giống của Tập đoàn C.P khu vực Bến Tre có nhận xét: “Nhiều năm trở lại đây và đặc biệt là năm nay, các tỉnh từ miền Trung trở vào miền Tây chưa có bất kỳ mô hình nuôi ao đất (con giống của Tập đoàn C.P) nào có thể đạt được con tôm về size 13 - 15 con/kg. Đây là mô hình duy nhất kết hợp giống của Tập đoàn C.P và quy trình Bồ Đề thành công đến vậy”.

Trong ba năm liên tục trở lại đây, nhờ có sự đồng hành của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề, nuôi vụ tôm nào ông Vũ thành công vụ đó. Bây giờ, ông đã thôi hẳn ý định từ bỏ nghề tôm. Chẳng những thế, ông còn trở thành một trong số hội viên Hội Nông dân tỷ phú của tỉnh Bến Tre.

Chia sẻ về công dụng của Bồ Đề - Mother Water, bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Bồ Đề cho biết: Khi bổ sung sản phẩm vào thức ăn, sẽ giúp tôm tiêu hoá tốt, từ đó giảm hệ số thức ăn trong suốt quá trình nuôi. Phân thải ra không làm không làm bẩn môi trường nước, thêm vào đó sản phẩm còn bổ sung khoáng chất dạng hữu cơ sinh học thông qua đường ăn uống và đào thải lượng dư kháng sinh trong tôm cá.

Khi tạt xuống đất, nước, sẽ giúp cải tạo đáy ao, khử ngộ độc phèn, hoá học, hữu cơ; cân bằng độ mặn; cân bằng pH; tăng oxy đáy hồ... Từ đó, thức ăn tự nhiên (tảo lợi, trùn chỉ) phát triển, làm thức ăn cho tôm, ngoài ra còn bổ sung các hàm lượng khoáng chất dạng hữu cơ sinh học hấp thu qua đường vỏ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng bí ngòi xanh ngon ăn, nhanh cho thu nhập Trồng bí ngòi xanh ngon ăn, nhanh cho thu nhập

Bí ngòi dễ trồng, sâu bệnh ít và dễ phòng trừ. Bí ngòi cũng nhanh cho thu hoạch, hiệu quả khá cao.

25/02/2022
Độc đáo bán rau sạch từ lúc chưa trồng Độc đáo bán rau sạch từ lúc chưa trồng

Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại, người tiêu dùng sẽ theo dõi được từ quá trình gieo trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch của loại rau

28/02/2022
Trồng xoài trên chậu mang lại thu nhập cao Trồng xoài trên chậu mang lại thu nhập cao

Đam mê với cây kiểng bonsai và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nên anh Lê Văn Lẹ ở xã Tân Dương (huyện Lai Vung) mạnh dạn đưa cây xoài lên chậu để làm kiểng

04/03/2022