Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Tả Lủng Phát Triển Chăn Nuôi Theo Nhóm Hộ

Xã Tả Lủng Phát Triển Chăn Nuôi Theo Nhóm Hộ
Ngày đăng: 10/11/2014

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.

Gia đình anh Hoàng A Páo, thôn Há Chế là một trong những hộ điển hình trong xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ của xã. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, anh đã vận động 18 hộ thành lập nhóm hộ chăn nuôi lợn, thỏ và chim bồ câu để phát triển kinh tế.

Với số vốn được vay là 60 triệu đồng, anh đã đầu tư mua 11 con lợn giống, 300 đôi bồ câu và 30 đôi thỏ, các con giống được anh lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là giống lợn rừng. Sau 5 tháng triển khai, đến nay đàn lợn của gia đình anh đã tăng lên 32 con, trong đó có 16 con lợn rừng; bồ câu hơn 400 đôi và thỏ là 60 đôi; giá trị ước tính trên 150 triệu đồng.

Để đảm bảo cho mô hình đạt hiệu quả cao, anh tập trung mở rộng quy mô trang trại, học và tìm hiểu về các kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như các chế độ dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi. Anh Páo chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi cũng thực hiện chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm; trong quá trình thực hiện thấy có hiệu quả, tôi đã họp bàn với một số gia đình khác cùng nhau tham gia nhóm hộ. Bước đầu thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm.

Được sự giúp đỡ của xã và tự tìm hiểu trên các trang mạng, đến nay việc chăn nuôi đã dần đi vào ổn định và có tỷ lệ tăng về đàn và chất lượng”

Từ hiệu quả bước đầu, anh Páo và các gia đình trong nhóm đã tiến hành nhân rộng ra các thành viên khác để cùng nhau phát triển kinh tế. Sau khi họp bàn, mỗi hộ sẽ nhận nuôi từ 3-6 đôi chim bồ câu và 1-2 con lợn tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng gia đình.

Trong 8 hộ nhận nuôi chim bồ câu thì hộ ông Mua Dũng Sính, thôn Tả Lủng B là một trong những hộ thực hiện đạt hiệu quả cao.

Mặc dù chưa có điều kiện xây dựng chuồng trại quy mô, nhưng ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng rất tốt đàn bồ câu của mình; sau 1 tháng nhận nuôi, hiện đàn bồ câu nhà ông đã nhân lên gần gấp đôi. Ông Sính tâm sự: “Gia đình nhận nuôi 4 đôi chim bồ câu từ anh Páo, hiện chim đã đẻ được 3 đôi, tôi rất mừng và thấy nuôi chim bồ câu cũng dễ, không tốn kém và mất thời gian, chim nhanh lớn, dễ bán”.

Cùng với ông Sính, nhiều gia đình khác trong nhóm chăn nuôi của anh Páo đã thực hiện có hiệu quả và nhân rộng mô hình đến các hộ lân cận, qua đó giúp người dân có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Trong quá trình thực hiện mô hình chăn nuôi tập trung, anh Páo và các hộ trong nhóm đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình chăn nuôi tập trung mang lại, xã Tả Lủng đang từng bước đầu tư phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi tập trung ra địa bàn toàn xã.

Là xã điểm về xây dựng NTM, Tả Lủng đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao và phù hợp để thực hiện. Mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ đang là một trong những hướng phát triển kinh tế mới của xã, mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn giúp các hộ dân đoàn kết gắn bó giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân

Với khát vọng nâng tầm tôm Việt, sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm, năm 2015 Tập đoàn Việt - Úc đã triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình tiên phong, hiện đại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được Bộ NN&PTNT đánh giá cao. Mô hình đã khẳng định tính ưu việt qua một vụ mùa thắng lợi được đánh dấu bằng lễ thu hoạch tôm.

16/07/2015
Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản Một số khó khăn trong nhân rộng mô hình VietGAP thủy sản

Thực hiện nuôi trồng, sản xuất thủy sản hướng VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch và có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tuy nhiên, để phát triển đại trà thì chưa thực sự dễ dàng.

16/07/2015
Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản

Bên cạnh các yếu tố về môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến tình hình thả nuôi thủy sản (tôm sú và thẻ chân trắng), thì vai trò giống thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong mỗi vụ nuôi. Vì vậy việc đảm bảo con giống đạt chất lượng (qua kiểm dịch) đến tay người nuôi luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặc biệt quan tâm.

16/07/2015
Cá ruội Cô Tô Cá ruội Cô Tô

Cô Tô (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi với ngư trường đánh bắt thuận lợi, sản lượng hải sản khá dồi dào, trong đó có loài cá ruội. Sản phẩm cá ruội khô được chế biến trong điều kiện nguyên liệu tươi, với bàn tay khéo léo và lành nghề của người dân địa phương, trong điều kiện tự nhiên về nắng gió, không khí trong lành của biển đảo nên có hương vị đặc biệt.

16/07/2015
Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5 Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5

Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.

16/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.