Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng Việt Về Quê: Quá Ít DN Tham Gia

Hàng Việt Về Quê: Quá Ít DN Tham Gia
Ngày đăng: 27/03/2012

Ông Trần Quốc Hoàn, Phó TGĐ Intimex, kiêm Giám đốc Chi nhánh Intimex Nghệ An cho biết: Tại Nghệ An, Intimex Nghệ An đã triển khai thực hiện chương trình này của Sở Công thương tại tất cả các hệ thống bán lẻ, bao gồm các siêu thị (343 đường Lê Duẩn và 32 đại lộ Lênin, TP Vinh), đồng thời triển khai 2 đợt, mỗi đợt 9 ngày tại địa bàn một số huỵên để phục vụ bà con. Tham gia chương trình đưa hàng Việt về các vùng nông thôn, miền núi, trong năm 2011, Chi nhánh Intimex tại Nghệ An đã trực tiếp đưa 100 mặt hàng gia dụng thiết yếu và khoảng 400 mặt hàng văn phòng phẩm, mỹ phẩm, hàng may mặc sẵn, đã được đông đảo bà con nhân dân các địa phương tham quan, mua sắm.

Một lần tình cờ chúng tôi đi qua xã Võ Liệt, Thanh Chương và không khỏi ngạc nhiên khi thấy tại khu vực xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Rộ đang bị bỏ hoang, nay bỗng dưng lại thu hút đông đảo người dân tìm đến mua sắm hàng hoá. Hỏi một người tay xách, nách mang mấy túi hàng hoá từ trong đó ra thì được biết, Intimex Nghệ An đang triển khai 4 quầy hàng theo chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Tạt vào xem, chúng tôi được “mục sở thị” nhiều mặt hàng được giảm giá kèm theo quà tặng khuyến mại: Một gói bột giặt Omo kèm theo chai dầu rửa bát Sunlight; chảo Happycook 30CM; bộ nồi có HC 06HA đều được giảm giá 5%.

Bà Phạm Thị Ba, xóm Khai Tiến, xã Võ Liệt, bán hàng xén tại chợ Rộ thấy có hàng khuyến mại cũng tranh thủ chạy sang xem thực hư ra sao. Nhìn qua một lúc, bà Ba đã quyết định móc túi mua một bộ nồi, chảo và mấy loại bát đĩa với hơn 1 triệu đồng tiền hàng. Bà Ba nhận xét: Hàng bán ở đây chất lượng và mẫu mã đẹp. Thấy giá niêm yết tại đây rẻ hơn hàng cùng loại tại nhiều nơi khác nên nhân thể mua luôn.

Theo quan sát của chúng tôi, đa số người dân Võ Liệt ra đây xem các quầy hàng đều là vì lý do tò mò, thế nhưng khi về không có ai ra về mà không cầm một thứ sản phẩm nào trên tay.

Anh Thái Văn Duy, một nhân viên bán hàng cho biết: Hầu hết các mặt hàng nhu yếu phẩm đều mang thương hiệu Việt Nam chất lương cao, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lại có khuyến mại nên đã thu hút được bà con các địa phương đến mua. Hàng ngày tham gia bán hàng tại các xã, dù rất tất bật và thấm mệt nhưng ai nấy đều vui. Chiến dịch đưa hàng Việt về nông thôn là một dịp để Chi nhánh Intimex Nghệ An quảng bá hình ảnh của đơn vị mình với người tiêu dùng, đồng thời tăng doanh số bán hàng của DN. Mới bán tại xã Võ Liệt 2 ngày đã có doanh số trên 100 triệu đồng. Sau điểm xã Võ Liệt, chi nhánh sẽ triển khai tiếp tại 2 xã Thanh Ngọc và Thanh Văn, mỗi điểm 3 ngày...

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tài Dũng, Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An cho biết: Năm 2011, Sở Công thương đã hỗ trợ các DN trực tiếp thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn 3 đợt (tháng 8, 10 và 11/2011) tại 4 huyện Yên Thành, Đô Lương, Tân Kỳ và Thanh Chương với doanh thu gần 1 tỷ đồng. Theo đánh giá của Sở Công thương, từ thực tế tại Đô Thành (Yên Thành), Tân Phú (Tân Kỳ) và 3 cụm xã tại Thanh Chương đã chứng tỏ việc tổ chức đưa hàng Việt về địa bàn nông thôn, miền núi của Chính phủ là rất đúng đắn và có hiệu quả, nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thế nhưng, theo nhận xét của bà con tại một số xã thì vẫn còn quá ít DN tham gia chương trình này, hàng hóa tuy chất lượng tốt nhưng chưa thật sự phong phú về chủng loại nên người dân chưa có nhiều cơ hội chọn lựa các mặt hàng. Điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi kinh phí hỗ trợ di chuyển, chi phí tổ chức, truyền thông chỉ được cấp trong phạm vi 170 triệu đồng nên Sở không có điều kiện mở rộng đối tượng tham gia và quy mô hơn nữa.

Chủ trương đưa hàng Việt về nông thôn ngoài việc tạo cơ hội cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh các loại hàng hóa được SX trong nước, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng kém chất lượng của nước ngoài đang tràn ngập thị trường nông thôn còn giúp DN SXKD định hướng việc sản xuất gắn với nhu cầu thực tế và khả năng thanh toán của người dân nông thôn, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của hàng Việt tại thị trường này.

Theo khảo sát của PV thì rất nhiều DN mong muốn được tham gia chương trình này, thế nhưng, họ đều không thuộc loại DN mạnh nên khi không thấy phân bổ kinh phí hỗ trợ thì họ đều tự rút lui khỏi chương trình. Đây là lý do giải thích vì sao năm 2011, Nghệ An có quá ít đơn vị tham gia. Mong rằng năm 2012, việc tổ chức đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn sẽ có hiệu quả cả chiều rộng lẫn chiều sâu.


Có thể bạn quan tâm

"Bài Toán" Thức Ăn Chăn Nuôi

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.

07/09/2013
“Vua Vịt Đồng” Một Tay “Vua Vịt Đồng” Một Tay

Cụt cánh tay trái do vấp phải bom bi trong một lần đào gốc tre, những tưởng cuộc sống của anh sẽ rơi vào khốn khó. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, anh đã dần vượt qua được khó khăn, mặc cảm để đưa gia đình vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi vịt đồng. Đó là anh Võ Văn Đề, 51 tuổi ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị)…

07/09/2013
Anh Tiến Quyết Tâm Làm Giàu Từ Nuôi Thỏ Anh Tiến Quyết Tâm Làm Giàu Từ Nuôi Thỏ

Đi tham quan mô hình gồm có 150 gian chuồng mới được dựng lên kiên cố trên diện tích nhà hình chữ U rộng khoảng 200m2, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hệ thống điện, các ô cửa cho ánh sáng tự nhiên, khoang chứa nước… đều được bố trí khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi.

07/09/2013
Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

09/09/2013
Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

09/09/2013