Xã Nam Sơn (Quảng Ninh) Phát Triển Vùng Trồng Thanh Long

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Tận dụng lợi thế tự nhiên, xã Nam Sơn (Ba Chẽ) đã lựa chọn đưa cây thanh long vào trồng. Chị Đào Thị Thuận, thôn Nam Hả Ngoài, một trong những hộ gia đình trồng cây thanh long từ khá sớm cho biết: Trước đây, nhà tôi đầu tư trồng vải nhưng không hiệu quả.
Năm 2010, tôi nhờ người mua giống cây thanh long ở các vùng ngoài đem về trồng. Mới đầu, tôi trồng 70 hốc, mặc dù chỉ nghe qua giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc, nhưng cây thanh long phát triển rất nhanh, chỉ hơn 1 năm sau thì cho thu hoạch.
Trồng thanh long cũng rất dễ, không tốn nhiều công chăm sóc, đặc biệt thanh long trồng ở Nam Sơn có vỏ mỏng, độ ngọt, độ đậm và thơm hơn giống thanh long ở vùng khác. Giá bán thanh long lại ổn định. Trong vụ thanh long vừa qua, nhà tôi thu được hơn 1 tấn quả, giá bán từ 30.000-40.000 đồng/kg. Hiện nay, gia đình tôi đang triển khai trồng 100 hốc cây thanh long ruột đỏ theo dự án của huyện.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay cây thanh long đã được 55 hộ dân trên địa bàn xã Nam Sơn trồng, với diện tích 16,7ha, tập trung ở thôn Nam Hả Ngoài, Nam Hả Trong, Sơn Hải… cho sản lượng 10 tấn/ha, cho thu nhập từ 500 triệu đồng/ha trở lên. Nam Sơn đang phấn đấu trong 2 năm tới sẽ nâng gấp đôi diện tích trồng thanh long.
Theo đó, có 8/10 thôn của Nam Sơn đã quy hoạch trồng loại cây này, với diện tích 200ha. Để cây thanh long phát triển, huyện Ba Chẽ đã có cơ chế hỗ trợ 60.000 đồng/cột trụ trồng thanh long và 50% giá giống.
Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn vay mỗi hộ không quá 30 triệu đồng trong thời gian 3 năm, với lãi suất 0%, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển. Cùng với đó, huyện Ba Chẽ đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với xã triển khai các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc để người dân chủ động trong việc phát triển loại cây này và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đồng chí Lý Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Thanh long là cây nông sản đặc trưng có thế mạnh riêng của Nam Sơn, có khả năng phát triển thành sản phẩm thương hiệu. Đây là điều kiện quan trọng để Nam Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước đưa chương trình xây dựng NTM thành công. Xã đã thực hiện đăng ký cây thanh long theo chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.