Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã miền núi có 41 tỷ phú

Xã miền núi có 41 tỷ phú
Ngày đăng: 18/11/2015

Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.

Người dân xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chăm sóc vườn cam sắp thu hoạch.

Cuối năm 2011, số hộ nghèo toàn xã vẫn còn 39,9%.

Nói về chuyện xóa nghèo làm giàu ở xã mình, ông Ma Tàm Hoa – Chủ tịch UBND xã Phù Lưu kể: “Phong trào trồng cam trên đất Phù Lưu có từ những năm 1990, ban đầu chỉ có khoảng 10 hộ trồng thử nghiệm trên những sườn đồi cheo leo nhưng cho trái rất ngọt.

So với trồng lúa nương, sắn, ngô… thì trồng cam đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn.

Vì vậy chính quyền và các đoàn thể xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt tập trung vào phát triển cây cam sành”.

Từ diện tích nhỏ lẻ của ông Đặng Trần Hín, người Dao ở thôn Thôm Táu (cũng là người đầu tiên đưa cây cam về trồng trong thôn), đến nay cam đã trở thành cây trồng chính, giúp gia đình ông Hín có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Học hỏi kinh nghiệm từ ông Hín, các hộ người Dao khác ở thôn Thôm Táu đều mở rộng diện tích trồng cam.

Dần dần, những ngôi nhà tranh tre của bà con đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, tiện nghi sinh hoạt cũng đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của người dân trong thôn.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Thôm Táu từ 39,9% (năm 2011) nay đã giảm còn 13,15%.

Trò chuyện với PV, ông Hoa cho biết:“Khi cam sành Hàm Yên liên tiếp được bình chọn là top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, tôi càng thêm trăn trở làm thế nào để giữ vững thương hiệu cam sành – cây trồng chủ lực của xã? Làm thế nào giảm chi phí vận chuyển cam do đường giao thông đi lại khó khăn...”.

Những trăn trở trên đã nhanh chóng được các ban ngành xã Phù Lưu chuyển thành hành động.

Theo đó, xã đã vận động bà con sản xuất cam theo hướng an toàn, phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn, chú trọng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng giống được sản xuất tại cơ sở nhân giống cam sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, hạn chế sử dụng cành chiết làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm...

Đến nay Phù Lưu đã có hơn 1.000 hộ trồng cam, với diện tích trên 1.870ha, sản lượng đạt hơn 16.000 tấn/năm.

Năm 2014, tổng thu nhập từ cam của xã đạt gần 1.100 tỷ đồng, nhiều hộ thu nhập 1 - 2 tỷ đồng/năm.

Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.


Có thể bạn quan tâm

Heo VietGAP đã có kênh tiêu thụ riêng Heo VietGAP đã có kênh tiêu thụ riêng

Lần đầu tiên thịt heo đạt chuẩn VietGAP có kênh tiêu thụ riêng, góp phần tạo ra phân khúc thịt an toàn VietGAP mà người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng nhiều nhờ bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đó là kết quả của hơn 5 năm thực hiện Dự án Lifsap - nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

13/10/2015
Kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng bèo, nuôi gà Kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng bèo, nuôi gà

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

13/10/2015
Nhân rộng mô hình chăn nuôi xanh Nhân rộng mô hình chăn nuôi xanh

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

13/10/2015
Mô hình thâm canh cây mè trên đất lúa chuyển đổi ở Vân Canh triển vọng nhân rộng Mô hình thâm canh cây mè trên đất lúa chuyển đổi ở Vân Canh triển vọng nhân rộng

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

13/10/2015
Gần 2,5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn để chuyển đổi sản xuất Gần 2,5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn để chuyển đổi sản xuất

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.

13/10/2015