Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã miền núi có 41 tỷ phú

Xã miền núi có 41 tỷ phú
Publish date: Wednesday. November 18th, 2015

Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.

Người dân xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chăm sóc vườn cam sắp thu hoạch.

Cuối năm 2011, số hộ nghèo toàn xã vẫn còn 39,9%.

Nói về chuyện xóa nghèo làm giàu ở xã mình, ông Ma Tàm Hoa – Chủ tịch UBND xã Phù Lưu kể: “Phong trào trồng cam trên đất Phù Lưu có từ những năm 1990, ban đầu chỉ có khoảng 10 hộ trồng thử nghiệm trên những sườn đồi cheo leo nhưng cho trái rất ngọt.

So với trồng lúa nương, sắn, ngô… thì trồng cam đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn.

Vì vậy chính quyền và các đoàn thể xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt tập trung vào phát triển cây cam sành”.

Từ diện tích nhỏ lẻ của ông Đặng Trần Hín, người Dao ở thôn Thôm Táu (cũng là người đầu tiên đưa cây cam về trồng trong thôn), đến nay cam đã trở thành cây trồng chính, giúp gia đình ông Hín có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Học hỏi kinh nghiệm từ ông Hín, các hộ người Dao khác ở thôn Thôm Táu đều mở rộng diện tích trồng cam.

Dần dần, những ngôi nhà tranh tre của bà con đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, tiện nghi sinh hoạt cũng đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của người dân trong thôn.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Thôm Táu từ 39,9% (năm 2011) nay đã giảm còn 13,15%.

Trò chuyện với PV, ông Hoa cho biết:“Khi cam sành Hàm Yên liên tiếp được bình chọn là top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, tôi càng thêm trăn trở làm thế nào để giữ vững thương hiệu cam sành – cây trồng chủ lực của xã? Làm thế nào giảm chi phí vận chuyển cam do đường giao thông đi lại khó khăn...”.

Những trăn trở trên đã nhanh chóng được các ban ngành xã Phù Lưu chuyển thành hành động.

Theo đó, xã đã vận động bà con sản xuất cam theo hướng an toàn, phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn, chú trọng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng giống được sản xuất tại cơ sở nhân giống cam sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, hạn chế sử dụng cành chiết làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm...

Đến nay Phù Lưu đã có hơn 1.000 hộ trồng cam, với diện tích trên 1.870ha, sản lượng đạt hơn 16.000 tấn/năm.

Năm 2014, tổng thu nhập từ cam của xã đạt gần 1.100 tỷ đồng, nhiều hộ thu nhập 1 - 2 tỷ đồng/năm.

Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.


Related news

Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hội An Hướng Đến Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Friday. October 3rd, 2014
Nhọc Nhằn Cảnh Ruộng Cằn Khô Nhọc Nhằn Cảnh Ruộng Cằn Khô

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

Friday. October 3rd, 2014
Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014 Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Friday. October 3rd, 2014
Ấm No Nhờ Cây Sắn Ấm No Nhờ Cây Sắn

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Friday. October 3rd, 2014
Vĩnh Giang Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng, Hiệu Quả Vĩnh Giang Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng, Hiệu Quả

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

Friday. October 3rd, 2014