WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ

Tổ chức môi trường Greenpeace và WWF đã đụng chạm tới Philippines, khi tuyên bố phần lớn sản lượng đánh bắt cá ngừ cập cảng thành phố General Santos không phải là của Philippines, vì họ đánh bắt bên ngoài lãnh hải của họ.
Thị trưởng thành phố General Santos cho biết quy tắc thông thường là sản lượng khai thác đã cập cảng tại nước này thì được coi là sản lượng khai thác của Philippines, bất kể nguồn gốc.
Hơn 90% sản lượng đánh bắt cá ngừ hàng năm của nước này được đưa đến TP. General Santos.
Ngày 04/09, TP này sẽ tổ chức hội nghị cá ngừ quốc gia lần thứ 16, trong đó có khoảng 600 đại biểu sẽ tham dự sự kiện thường niên được tổ chức định kỳ bởi TP.General Santos.
Trước đó, WWF đã cho rằng Mindoro đang nổi lên như là thủ phủ cá ngừ của Philippines.
WWF cho biết đã có khoảng 600 tấn cá ngừ vây vàng được lưu chuyển ở Philippines trong năm 2011 và 2012.
Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.