WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ

Tổ chức môi trường Greenpeace và WWF đã đụng chạm tới Philippines, khi tuyên bố phần lớn sản lượng đánh bắt cá ngừ cập cảng thành phố General Santos không phải là của Philippines, vì họ đánh bắt bên ngoài lãnh hải của họ.
Thị trưởng thành phố General Santos cho biết quy tắc thông thường là sản lượng khai thác đã cập cảng tại nước này thì được coi là sản lượng khai thác của Philippines, bất kể nguồn gốc.
Hơn 90% sản lượng đánh bắt cá ngừ hàng năm của nước này được đưa đến TP. General Santos.
Ngày 04/09, TP này sẽ tổ chức hội nghị cá ngừ quốc gia lần thứ 16, trong đó có khoảng 600 đại biểu sẽ tham dự sự kiện thường niên được tổ chức định kỳ bởi TP.General Santos.
Trước đó, WWF đã cho rằng Mindoro đang nổi lên như là thủ phủ cá ngừ của Philippines.
WWF cho biết đã có khoảng 600 tấn cá ngừ vây vàng được lưu chuyển ở Philippines trong năm 2011 và 2012.
Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.
Related news

Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.