Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng chuyên canh ớt xuất khẩu

Vùng chuyên canh ớt xuất khẩu
Ngày đăng: 19/08/2015

Với năng suất bình quân 10-15 tấn/ha/vụ, giá bán từ 30 – 40 ngàn đồng/kg, người dân ở đây thu hàng chục tỷ đồng mỗi vụ.

"Sắc đỏ" phủ làng quê

Về đây vào những ngày tháng 8, ngay từ con đường đất dẫn vào cổng văn hóa nông thôn xã, hai bên đường là những cánh đồng đầy ớt, nhiều ruộng ớt nằm san sát nhau rộ chín một màu đỏ thắm, cùng với tiếng cười nói rộn rã của những lao động đang thu hoạch ớt đầu vụ.

Bà Vũ Quế Mai, ấp Bình Quế Hạ, trồng 5 công ớt (1 công=1.000m2) kêu 20 công lao động thu hoạch ruộng ớt cho biết: Tháng 6 vừa qua giá ớt lên tới 40 ngàn đồng/kg, lúc đó gia đình bà thu hoạch sớm được 1 công, năng suất đạt trên 1 tấn/công, thu nhập 40 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí khoảng 10 triệu đồng gồm 1 triệu đồng tiền mua hạt giống; 3 triệu đồng phân thuốc; 3 triệu đồng trả công lao động (công hái ớt tính theo giờ, bình quân 10 ngàn đồng/giờ), lãi còn lại 30 triệu đồng/công. Hiện tại bà Mai thu tiếp 3 công, dự kiến đạt 1,2 tấn/công, giá 30 ngàn đồng/kg, thu lãi cả trăm triệu đồng.

Tương tự, ông Trần Thanh Ngữ cũng ở ấp Bình Quế Hạ, trước đây vốn trồng lúa, từ năm nay ông phá 4 công lúa lên liếp chuyển qua trồng ớt giống lai Korea 27.

Nhìn ruộng ớt màu đỏ rực, trái mọc tua tủa đang thu hoạch, ông Ngữ vui vẻ nói: “Mấy hôm nay, thương lái mua giá 30 ngàn đồng/kg, năng suất đạt trên 1 tấn/công, lãi khoảng 25 triệu đồng/công, vị chi 75 triệu đồng/3 công trong 4 tháng, cao hơn thu nhập trồng lúa từ 3-4 lần”.

Ông Trần Văn Liêm, ấp Hòa Phú, hiện là tổ trưởng trồng ớt VietGAP gồm 12 ha cho biết thêm, tại địa phương mỗi năm trồng 2 vụ ớt trên chân ruộng 3 vụ, chủ yếu là giống ớt “chỉ thiên” trái to XK do dễ trồng, năng suất lại cao.

“Lúc còn là Giám đốc Sở NN-PTNT, tôi đã được nghe báo cáo và trực tiếp tham quan mô hình sạ hoặc cấy lúa vụ ĐX trên các rãnh trồng ớt tại xã Bình Ninh và cho rằng đây là cách làm hay, sáng tạo của bà con trong việc hạn chế bớt nguồn sâu bệnh cho cây ớt, cần nhân rộng”, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

Thông thường vụ 1 kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 (dương lịch), sau đó nhổ ớt, cải tạo đất, vệ sinh môi trường, rồi gieo hạt trồng tiếp vụ 2 và thu hoạch vào trước Tết Nguyên đán. Bình quân mỗi vụ ớt kéo dài khoảng 4-5 tháng, trong đó 3 tháng là thời gian gieo hạt đến lúc bắt đầu thu hoạch, còn thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng và cứ 5 ngày thu 1 lần.

Hiện thị trường có rất nhiều giống ớt mới của nhiều Cty như Korea 27, Đồng tiền vàng, Nano 77, Indo 69, An Điền, AD 05, Sen Hồng, Chánh Phong 131, 01, Chánh Nông, Thành Đạt Nông...

Mô hình "2 ớt + 1 lúa"

Theo bà Lê Thị Tươi, chủ vựa thu mua ớt đóng thùng XK, năm nay nhu cầu ớt XK sang các nước châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc..., tăng mạnh nên giá ớt có thời điểm rất cao.

Vào tháng 6, tháng 7 vừa qua, giá thu mua lên tới 40-50 ngàn đồng/kg, nay xuống còn 30 ngàn đồng/kg nhưng vẫn còn cao hơn so năm ngoái, nhiều hộ trồng ớt thu lãi lớn. “Tuy nhiên tui là thương lái, thu mua phải phụ thuộc vào mấy công ty XK ớt, họ chốt giá nào trong ngày thì mình mua giá nấy”, bà Tươi nói.

Giống ớt XK với đặc điểm trái to, chĩa lên trời, dễ thu hoạch

Ông Phan Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh cho hay: Cách đây hơn 10 năm, địa phương là một xã nghèo của huyện với cây trồng chính là lúa. Nhưng từ khi thực hiện chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng màu, chủ yếu là cây ớt thì đời sống nông dân được cải thiện đáng kể, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả.

Hiện nay diện tích trồng lúa chỉ còn 180 ha, các cây rau màu khác như bầu bí, bắp, dưa leo là 16 ha, còn diện tích ớt có hơn 350 ha, so với năm 2010 tăng thêm 50 ha. Toàn xã có trên 3.000 hộ thì có khoảng 1.000 hộ sống bằng nghề trồng ớt với diện tích thấp nhất là 2-3 công/hộ, cao nhất 1-2 ha.

Vì vậy người dân thu nhập chính là từ cây ớt, các cây trồng khác không đáng kể. Điều đáng nói, trên diện tích trồng ớt, cứ vào tháng 11 hàng năm bà con trồng thêm lúa bằng cách sạ hoặc cấy trên rãnh, tuy không đầu tư bất cứ thứ gì nhưng năng suất vẫn đạt 5-6 tấn/ha. Chúng tôi tạm gọi đây là mô hình xen canh, tức là trồng ớt và lúa trên cùng một đơn vị diện tích, trong đó cây lúa “sống chay” nhờ phân tro của ruộng ớt.

Vẫn theo ông Tám, sắp tới nhằm tiếp tục thực hiện mô hình trồng ớt có hiệu quả, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, tăng sản lượng ớt trái, ngoài việc tập trung cải tạo nâng cao chất lượng công tác thủy lợi nội đồng để đảm bảo đủ nước tưới cho cây ớt vào mùa khô, thì chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây ớt trên các chân ruộng trồng lúa ít hoặc kém hiệu quả nhằm hướng đến vùng chuyên canh ớt bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An Phát Hiện, Tiêu Hủy 100 Kg Thịt Bò Thối Nghệ An Phát Hiện, Tiêu Hủy 100 Kg Thịt Bò Thối

Được biết, chủ lô hàng là ông Phan Đình Tín (trú tại tổ 18, Trần Phú, Quảng Ngãi), người này không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Công an TP Vinh đã thu hồi số thịt bò nói trên và tiến hành tiêu hủy theo quy định.

18/08/2014
Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng huyện, chính quyền xã Bản Liền và Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà đã giải quyết xong tình trạng tư thương thu mua chè vàng tại xã Bản Liền.

18/08/2014
Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng

Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.

18/08/2014
Khá Lên Nhờ Nuôi Gà Thịt Theo Kiểu Mới Khá Lên Nhờ Nuôi Gà Thịt Theo Kiểu Mới

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sau nhiều năm bươn chải nơi “đất khách quê người”, năm 2013 chị Bùi Thị Thu Nguyệt (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) quyết về quê hương lập nghiệp bằng việc nuôi gà ta thả vườn theo cách mới.

18/08/2014
FrieslandCampina Trao Tặng 60 Con Bò Cho Dự Án “Ngân Hàng Bò FrieslandCampina Trao Tặng 60 Con Bò Cho Dự Án “Ngân Hàng Bò"

Tiếp tục với phương châm tạo lập giá trị chung cho cộng đồng mà FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện trong suốt 18 năm qua, công ty đã trao tặng 60 con bò giống (trị giá 600 triệu đồng) cho dự án “Ngân hàng Bò” – Dự án giúp người dân thoát nghèo do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sáng lập.

18/08/2014