Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Chim Cút

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.
Hiện gia đình anh Phương đang nuôi khoảng 12 ngàn con chim cút, trong đó khoảng 11 ngàn con đẻ, mỗi ngày thu khoảng 10 ngàn trứng. Với giá bán hiện nay 400 đồng/trứng cút thường, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao chuồng trại, gia đình anh lãi 200 triệu đồng.
Chia sẻ cách nuôi chim cút hiệu quả, anh Phương nói: Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm dễ, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn của chim cút chủ yếu là cám CP. Chim cút mái nuôi khoảng 37-40 ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng, duy trì khoảng 4 tháng rồi giảm dần. Lúc này nên giảm lượng thức ăn hàng ngày để giảm chi phí. Ngoài việc nuôi lấy trứng, gia đình anh cũng tận dụng nguồn phân chim bán cho các nhà vườn, thu thêm mỗi tháng khoảng 3,5 triệu đồng.
Theo anh Phương phải chú trọng phòng chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Cần tiêm phòng vắc-xin và các loại thuốc phòng chống dịch bệnh; xây chuồng trại thông thoáng, vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Gia đình anh Phương dự kiến mở rộng thêm chuồng trại nuôi cút để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Quốc Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành nhận xét: Anh Phương là hội viên nông dân trẻ, biết phát huy được nguồn vốn vay của Hội nông dân để làm kinh tế. Mô hình nuôi chim cút cho hiệu quả cao, nông dân nên tham quan học tập để chọn hướng phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.