Xảy Ra Trường Hợp Tử Vong Do Nhiễm Cúm A/H5N1 Tại Đồng Tháp

Ông Đoàn Tấn Bửu-Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị.U. (SN 1954), nghề nghiệp nội trợ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.
Ngày 22/1/2014, nạn nhân bị sốt cao, đến ngày 23/1/2014 được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang điều trị. Đến ngày 27/1, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang tiếp tục điều trị, đến ngày 28/1 thì tử vong. Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, ngày 29/1/2014, Viện Pasteur TPHCM thông báo bệnh nhân đã dương tính với cúm A/H5N1.
Khi gặp gia cầm nhiễm bệnh mọi người không nên ăn (ảnh: Mua bán gia cầm tại Chợ Cao lãnh)
Theo ông Đoàn Tấn Bửu, sau khi nhận được thông tin từ Viện Pasteur TPHCM, ngành y tế tỉnh và cơ quan thú y tỉnh đã phối hợp với địa phương tiến hành các bước cần thiết để không cho dịch bệnh lây lan và bùng phát như: phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêu hủy và lấy mẫu bệnh phẩm từ các đàn gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc chết ở lân cận nơi nạn nhân sinh sống; theo dõi sức khỏe của những người đã tiếp xúc với nạn nhân...
Hiện Viện Pasteur TP.HCM đang tích cực phối hợp với ngành chức năng của tỉnh Đồng Tháp thực hiện các bước tiếp theo để dịch bệnh không lây lan trên địa bàn.
Được biết, trước khi tử vong, nạn nhân có có tiếp xúc với gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Sở NNPTNT Bình Định vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ mùa năm 2012.

Chưa bao giờ, ở huyện vùng cao biên giới Sông Mã (Sơn La) phong trào làm giàu, thúc đẩy kinh tế trang trại lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây, khi mô hình "nuôi thả ba ba núi" xuất hiện.

Khúc sông Luỹ Thầy đoạn chảy qua trước nhà ông, không chỉ vợ con, mấy người trong làng mà cả mấy cán bộ của xã cũng hết sức can ngăn vì họ cho rằng ông hơi “liều” khi dám đem hàng chục triệu đồng bỏ xuống sông, xuống bể
-4167120.jpg)
Thời gian gần đây nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình có tình trạng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ nuôi đã tỏ ra lo lắng và thiệt hại cũng không nhỏ. Vậy cơ quan chức năng đã có những động thái nào để ngăn chặn dịch bệnh, làm người nuôi yên tâm?

Chúng tôi đến nhà nông dân Lê Công Nhược (ở xã Đại Thắng - Quảng Nam) vào một ngày trời nắng bỏng rát trên miền đất bồi phù sa. Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn không quên... làm việc. Ông cười hiền: “Không thể ngưng tay được, thôi thì cứ vừa làm vừa nói chuyện cho nó tiện”.