Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo

Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo
Ngày đăng: 20/08/2015

Từ một quyết định “liều”...

Cách đây khoảng 7 năm, mảnh đất chỗ chúng tôi đang đứng là nương ngô, nương sắn của gần chục gia đình dân tộc Nùng. Dù quanh năm cần cù với ruộng nương nhưng cái đói, nghèo vẫn cứ đeo bám họ. Không cam chịu, những người nông dân ấy quyết định chuyển mảnh đất đồi trước đây chỉ trồng ngô, sắn sang làm vườn ươm cây sa mộc – một quyết định có thể nói là “liều” ở thời điểm bấy giờ và ở cái nơi mà từ “vườn ươm” còn rất lạ với người dân.

Dám nghĩ, dám làm, các hộ lên rừng tìm quả của những cây sa mộc có trên 30 tuổi thọ đem về phơi nắng rồi sàng xẩy lấy những hạt mẩy để làm giống. Sau đó tiến hành làm đất, gieo những hạt giống đầu tiên. Bác Sin Văn Nghiêm, một trong 8 hộ ươm giống sa mộc ở thôn Vai Lũng, cho biết: “Thời gian đầu hết sức khó khăn bởi chúng tôi trước giờ chưa biết đến kỹ thuật ươm cây giống. Rồi thị trường tiêu thụ sản phẩm thực sự là một vấn đề hết sức nan giải. Lo sợ thất bại, hàng xóm cười chê; nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm tới cùng”.

Và rồi trời cũng không phụ lòng người khi lứa cây giống đầu tiên phát triển tốt, có nhiều người tìm đến đặt mua. Cầm trên tay số tiền lãi ít ỏi sau bao tháng ngày miệt mài trên đồi làm đất, gieo giống và chăm bón cây con, các hộ lại động viên nhau tiếp tục mở rộng diện tích vườn ươm; tiếp tục gieo những hạt giống sa mộc, “gieo” ước mơ làm giàu vào đất. Hiện vườn ươm của 8 hộ đã mở rộng với tổng diện tích hơn 2 ha, mỗi năm cung ứng gần 200 vạn cây giống cho Dự án 661 của huyện Xín Mần và các xã trong vùng, tạo việc làm thời vụ cho hơn chục lao động địa phương. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ lãi khoảng 60 – 70 triệu đồng/năm. Ở cái nơi mở mắt ra là nhìn thấy núi này thì đó thực sự là món tiền không nhỏ. Nhờ vậy mà các hộ làm vườn ươm đã có cuộc sống khá giả hơn trước rất nhiều, sắm được ti-vi, xe máy, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành.

... Đến nơi “ươm” những ước mơ của người nông dân:

Theo các hộ làm vườn ươm ở thôn Vai Lũng, cây sa mộc rất dễ trồng, dễ sống và ít sâu bệnh hại, không đòi hỏi nguồn vốn lớn. Sau khi làm đất và gieo giống, đợi cây cao khoảng vài phân có thể bón thúc phân NPK để cây phát triển nhanh. Bình thường sau tết, bà con tiến hành gieo giống, đến khoảng tháng 9, cây cao 20 – 30cm là có thể bán được. Tuy nhiên, hiện bà con chủ yếu vẫn ươm theo cách truyền thống, chưa đảm bảo đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Hơn nữa, hạt giống cũng đang là một khó khăn, do cây sa mộc khoảng 3 – 4 năm mới kết quả một lần và phải chọn quả của những cây từ 10 năm tuổi trở lên, có hình dáng đẹp, thân thẳng, không sâu bệnh mới cho hạt giống tốt nhất. Hiện các hộ phải sang các xã khác như: Chế Là, Ngán Chiên... để thu mua giống.

Anh Lèng Văn Kim, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu, cho biết: “Vườn ươm cây sa mộc ở thôn Vai Lũng thực sự là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáng được nhân rộng. Trong thời gian tới, xã sẽ tham mưu cho cấp trên và các ngành chức năng có những cơ chế hỗ trợ; hướng dẫn bà con kỹ thuật ươm cây; tìm thị trường tiêu thụ ổn định cũng như nguồn giống cho người dân. Thành lập HTX sản xuất cây giống để các hộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Khoanh vùng, quy hoạch diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang phát triển cây giống lâm nghiệp, tiến tới hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây giống tại địa phương...”.

Đã hơn 7 năm kể từ ngày gần chục hộ dân tộc Nùng ở thôn Vai Lũng quyết định “liều” chuyển sang làm vườn ươm cây giống, giờ đây mảnh đất đồi khô cằn ấy đã trở thành nơi cung cấp hàng vạn cây giống mỗi năm cho địa phương. Hơn thế, vườn ươm ấy còn trở thành nơi “ươm” những ước mơ thoát khỏi đói, nghèo của người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Mường Khương (Lào Cai) Bảo Tồn Và Phát Triển Gà Đen Mường Khương (Lào Cai) Bảo Tồn Và Phát Triển Gà Đen

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

21/11/2014
Gặp Gặp "Ông Trùm" Bò Sữa Suối Thông

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.

21/11/2014
Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

21/11/2014
Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

21/11/2014
Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

21/11/2014