Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo

Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo
Publish date: Thursday. August 20th, 2015

Từ một quyết định “liều”...

Cách đây khoảng 7 năm, mảnh đất chỗ chúng tôi đang đứng là nương ngô, nương sắn của gần chục gia đình dân tộc Nùng. Dù quanh năm cần cù với ruộng nương nhưng cái đói, nghèo vẫn cứ đeo bám họ. Không cam chịu, những người nông dân ấy quyết định chuyển mảnh đất đồi trước đây chỉ trồng ngô, sắn sang làm vườn ươm cây sa mộc – một quyết định có thể nói là “liều” ở thời điểm bấy giờ và ở cái nơi mà từ “vườn ươm” còn rất lạ với người dân.

Dám nghĩ, dám làm, các hộ lên rừng tìm quả của những cây sa mộc có trên 30 tuổi thọ đem về phơi nắng rồi sàng xẩy lấy những hạt mẩy để làm giống. Sau đó tiến hành làm đất, gieo những hạt giống đầu tiên. Bác Sin Văn Nghiêm, một trong 8 hộ ươm giống sa mộc ở thôn Vai Lũng, cho biết: “Thời gian đầu hết sức khó khăn bởi chúng tôi trước giờ chưa biết đến kỹ thuật ươm cây giống. Rồi thị trường tiêu thụ sản phẩm thực sự là một vấn đề hết sức nan giải. Lo sợ thất bại, hàng xóm cười chê; nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm tới cùng”.

Và rồi trời cũng không phụ lòng người khi lứa cây giống đầu tiên phát triển tốt, có nhiều người tìm đến đặt mua. Cầm trên tay số tiền lãi ít ỏi sau bao tháng ngày miệt mài trên đồi làm đất, gieo giống và chăm bón cây con, các hộ lại động viên nhau tiếp tục mở rộng diện tích vườn ươm; tiếp tục gieo những hạt giống sa mộc, “gieo” ước mơ làm giàu vào đất. Hiện vườn ươm của 8 hộ đã mở rộng với tổng diện tích hơn 2 ha, mỗi năm cung ứng gần 200 vạn cây giống cho Dự án 661 của huyện Xín Mần và các xã trong vùng, tạo việc làm thời vụ cho hơn chục lao động địa phương. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ lãi khoảng 60 – 70 triệu đồng/năm. Ở cái nơi mở mắt ra là nhìn thấy núi này thì đó thực sự là món tiền không nhỏ. Nhờ vậy mà các hộ làm vườn ươm đã có cuộc sống khá giả hơn trước rất nhiều, sắm được ti-vi, xe máy, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành.

... Đến nơi “ươm” những ước mơ của người nông dân:

Theo các hộ làm vườn ươm ở thôn Vai Lũng, cây sa mộc rất dễ trồng, dễ sống và ít sâu bệnh hại, không đòi hỏi nguồn vốn lớn. Sau khi làm đất và gieo giống, đợi cây cao khoảng vài phân có thể bón thúc phân NPK để cây phát triển nhanh. Bình thường sau tết, bà con tiến hành gieo giống, đến khoảng tháng 9, cây cao 20 – 30cm là có thể bán được. Tuy nhiên, hiện bà con chủ yếu vẫn ươm theo cách truyền thống, chưa đảm bảo đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Hơn nữa, hạt giống cũng đang là một khó khăn, do cây sa mộc khoảng 3 – 4 năm mới kết quả một lần và phải chọn quả của những cây từ 10 năm tuổi trở lên, có hình dáng đẹp, thân thẳng, không sâu bệnh mới cho hạt giống tốt nhất. Hiện các hộ phải sang các xã khác như: Chế Là, Ngán Chiên... để thu mua giống.

Anh Lèng Văn Kim, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu, cho biết: “Vườn ươm cây sa mộc ở thôn Vai Lũng thực sự là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáng được nhân rộng. Trong thời gian tới, xã sẽ tham mưu cho cấp trên và các ngành chức năng có những cơ chế hỗ trợ; hướng dẫn bà con kỹ thuật ươm cây; tìm thị trường tiêu thụ ổn định cũng như nguồn giống cho người dân. Thành lập HTX sản xuất cây giống để các hộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Khoanh vùng, quy hoạch diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang phát triển cây giống lâm nghiệp, tiến tới hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây giống tại địa phương...”.

Đã hơn 7 năm kể từ ngày gần chục hộ dân tộc Nùng ở thôn Vai Lũng quyết định “liều” chuyển sang làm vườn ươm cây giống, giờ đây mảnh đất đồi khô cằn ấy đã trở thành nơi cung cấp hàng vạn cây giống mỗi năm cho địa phương. Hơn thế, vườn ươm ấy còn trở thành nơi “ươm” những ước mơ thoát khỏi đói, nghèo của người dân nơi đây.


Related news

Hiệu Quả Qua 4 Năm Thực Hiện Mô Hình Hiệu Quả Qua 4 Năm Thực Hiện Mô Hình "Trồng Hoa Trên Bờ Ruộng" Ở Tân Phước (Tiền Giang)

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.

Saturday. December 27th, 2014
Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết

Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

Saturday. December 27th, 2014
Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.

Saturday. December 27th, 2014
Đồng Tháp Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP Cá Tra Đồng Tháp Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP Cá Tra

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản số 2 xã Tân Nhuận Đông.

Monday. December 29th, 2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Năm Mới Sẽ Gặp Nhiều Khó Khăn Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Năm Mới Sẽ Gặp Nhiều Khó Khăn

Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.

Monday. December 29th, 2014